Tổng hợp nghiệp vụ kế toán sản xuất cập nhật mới nhất

Một doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề mà một kế toán sản xuất sẽ phải thực hiện nếu như bạn làm việc trong một công ty có mô hình sản xuất. Những công việc của kế toán sản xuất sẽ khá là nhiều hơn so với những công việc khác. Nào cùng xem qua những nghiệp vụ kế toán sản xuất để biết một kế toán sản xuất sẽ làm những công việc gì nhé!

>>> Hướng dẫn cách tẩy mực dấu đỏ trên hóa đơn hiệu quả

>>> Kế toán bán hàng làm gì?

1/ Nghiệp vụ kế toán sản xuất trong quá trình công ty sản xuất

Xuyên suốt một quá trình hoạt động sản xuất thì theo một dây chuyền sản xuất sẽ xuất hiện ra nhiều loại chi phí khác nhau nhưng cơ bản có 3 loại chi phí chính dính tới kế toán đó là chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Vậy kế toán sản xuất sẽ làm gì với 3 loại chi phí này? Đơn giản thôi, họ sẽ hạch toán chi phí. Sau đó sẽ kiểm tra tình hình thực hiện các định mức cũng như dự toán chi phí sản xuất. Đó là công việc mà một kế toán sản xuất phải làm được.

nghiep-vu-ke-toan-san-xuat
Nghiệp vụ kế toán sản xuất rất cần cho dân kế toán

Nói thì ít thế nhưng khi làm thì hơi nhiều việc và khá phức tạp. Trong tất cả các loại kế toán thì khỏe nhất vẫn là kế toán dịch vụ và nặng nhất có lẽ là kế toán xây dựng và kế toán sản xuất. Cùng điểm qua các tài khoản mà một kế toán sản xuất hay sử dụng nhé!

Bảng tài khoản hay sử dụng trong hạch toán quá trình sản xuất

STT

Bảng tài khoản hạch toán trong quá trình sản xuất

1

111

Tiền mặt

2

112

Tiền gửi ngân hàng

3

142

Chi phí trả trước

4

152

Nguyên liệu, vật liệu

5

153

Công cụ, dụng cụ

6

154

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

7

155

Thành phẩm

8

214

Hao mòn TSCĐ

9

334

Phải trả công nhân viên

10

335

Chi phí phải trả

11

338

Phải trả, phải nộp khác

12

621

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

13

622

Chi phí nhân công trực tiếp

14

627

Chi phí sản xuất chung

Về phần định khoản thì các bạn tự nghiên cứu nhé vì mình cũng chỉ giới thiệu cho các bạn về nghiệp vụ kế toán sản xuất thôi. Tiếp theo mình sẽ mô tả một vài công việc cụ thể của kế toán sản xuất.

2/ Mô tả công việc của một kế toán sản xuất

a/ Vai trò làm kế toán

mo-ta-cong-viec-cua-ke-toan-san-xuat
Mô tả công việc của kế toán sản xuất
  • Thực hiện hạch toán chính xác và nhanh chóng các nguyên vật liệu, hàng hóa hay thành phẩm nahf máy phát sinh trong ngày.
  • Tính giá sản xuất, giá vốn hàng bán trên cơ sở định mức chi phí nguyên liệu, công nhân và các chi phí khác.
  • Theo dõi các hóa đơn về hàng hóa, nguyên vật liệu mua về. Các tài sản cố định hay khấu hao các tài sản cố định, công cụ dụng cụ.
  • Lưu trữ các chứng từ kế toán cũng như bảo mật các số liệu cho công ty.
  • Theo dõi tình hình sử dụng vật tư hàng hóa, những quy định đã ban hành để kịp thời phát hiện những sai xót trong quá trình sử dụng. Từ đó đưa ra giải pháp xử lí sớm.
  • Thực hiện các công việc trên phần mềm kế toán.

b/ Vai trò làm quản lí kho

  • Kiểm soát việc xuất hay nhập kho.
  • Chỉ đạo sắp xếp các hàng hóa vào kho hợp lý, kiểm tra và phân loại hàng hóa. Nếu không có quản kho thì kế toán trực tiếp phân loại hàng để dể quản lí hơn.
  • Xây dựng quy trình quản lí ko bãi. Giám sát thủ kho trong việc quản lý cũng như sử dụng nguyên vật liệu.
  • Tổ chức các cuộc kiểm tra về hàng tồn kho với sổ sách kế toán xem hàng có bị hao hụt hay sai sót không.
  • Và các công việc kiểm tra khác như phòng cháy chữa cháy,…

3/Tổng hợp các nghiệp vụ thông thường của KT SX và hạch toán

Đối với nguyên vật liệu

a/Tài khoản sử dụng

Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài khoản 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ khác.

Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường,…phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, gồm: Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội; Khầu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp để sản xuất, Khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất và các chi phí có liên quan trực tiếp khác đên phân xưởng;

 Một số hạch toán cơ bản

a/ Giá trị hàng nguyên vật liệu mua vào

*Đối với phương pháp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ 152: Nguyên liệu, vật liệu

Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có 111, 112, 331: Tổng giá trị thanh toán

*Đối với phương pháp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ 152: Nguyên liệu, vật liệu

Có 111, 112, 331: Tổng giá trị thanh toán

Nếu nguyên vật liệu được hưởng chiết khấu, giảm giá:

Nợ 111, 112, 331: Tổng giá trị được chiết khấu, giảm giá

Có 152: Giá trị được chiết khấu, giảm giá

Có 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Nếu trả lại hàng cho nhà cung cấp (do bị hư hỏng, thiếu hụt, chất lượng không như cam kết):

Nợ 111, 112, 331: Tổng giá trị hàng hóa trả lại

Có 152: Giá trị hàng hóa trả lại

Có 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Nếu doanh nghiệp nhận nguyên vật liệu theo hình thức vốn góp:

Nợ 152: Nguyên liệu, vật liệu

Có 411: Nguồn vốn kinh doanh

Đối với doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu :

*Đối với phương pháp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ 152: Nguyên liệu, vật liệu (đã bao gồm thuế nhập khẩu, thuế TTĐB)

Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có 3333: Thuế xuất, nhập khẩu

Có 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

Có 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Có 331: Phải trả cho người bán.

b/Xuất kho nguyên vật liệu đi sản xuất tại phân xưởng sản xuất:

Nợ 621: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp

Có 152: Nguyên liệu, vật liệu

c/Xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng:

Nợ 627 :Chi phí sản xuất chung

Có 152: Nguyên liệu, vật liệu

d/Khi xuất kho sử dụng cho xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn TSCĐ:

Nợ 241: Xây dựng cơ bản dở dang

Có 152: Nguyên liệu, vật liệu

e/Sau quá trình sản xuất, kiểm kê nguyên vật liệu thừa mà không rõ nguyên nhân:

Tạm ghi:

Nợ 152: Nguyên liệu, vật liệu

Có 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết.

Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân

Nợ 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết.

Có: Tài khoản tương ứng

Sau quá trình sản xuất, kiểm kê nguyên vật liệu thiếu mà không rõ nguyên nhân:

Nếu giá trị nguyên vật liệu hao hụt trong mức cho phép:

Nợ 632: Giá vốn hàng bán

Có 152: Nguyên liệu, vật liệu

Nếu hao hụt không rõ nguyên nhân:

Nợ 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

Có 152: Nguyên liệu, vật liệu

Khi có quyết định xử lý:

Nợ 111: Tiền mặt (nếu người phạm lỗi nộp tiền mặt).

Nợ 1388: Phải thu khác (người phạm lỗi chưa nộp tiền phạt)

Nợ 334: Phải trả người lao động ( trường hợp trừ lương người phạm lỗi)

Nợ 632: Giá vốn hàng bán (nếu tính phần hao hụt đó vào giá vốn hàng bán).

Có 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

Công cụ dụng cụ

Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 153: Công cụ, dụng cụ

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp.

Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ.

Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu.

Hạch toán

Nếu giá trị công cụ, dụng cụ không lớn, tính vào sản xuất một lần:

Nợ 623: Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ 627: Chi phí sản xuất chung

Nợ 641: Chi phí bán hàng

Nợ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có 153: Công cụ, dụng cụ

 

Nếu giá trị công cụ, dụng cụ lớn, sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc xuất dùng bao bì luân chuyển, phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh, khi xuất kho công cụ, dụng cụ:

Nợ 142 :Chi phí trả trước ngắn hạn (Công cụ, dụng cụ có có thời gian sử dụng dưới một năm)
Nợ 242: Chi phí trả trước dài hạn (Công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng trên một năm)

Có 153: Công cụ, dụng cụ

Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng cho từng kỳ sản xuất:

Nợ 623, 627, 641, 642 (các tài khoản chi phí tương ứng)

Có 142
Có 242: Chi phí trả trước dài hạn.

Cuối kỳ, kiểm kê công cụ, dụng cụ:

Nếu thừa

Tạm ghi:

Nợ 153: Công cụ, dụng cụ

Có 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết.

Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân

Nợ 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết.

Có: Tài khoản tương ứng

 

Nếu thiếu, mất, không rõ nguyên nhân:

Nợ 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

Có 153: Công cụ, dụng cụ

Khi có quyết định xử lý:

Nợ 111: Tiền mặt (thu bồi thường bằng tiền mặt).

Nợ 1388: Phải thu khác (người làm thất thoát chưa nộp tiền phạt)

Nợ 334: Phải trả người lao động ( trường hợp trừ lương người làm thất thoát)

Nợ 632: Giá vốn hàng bán (nếu tính phần thiếu, mất đó vào giá vốn hàng bán).

Có 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

Tài sản cố định

Tài khoản sử dụng

Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.

Hạch toán

Khi đưa TSCĐ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nợ 623, 627, 641, 642: chi phí hoạt động tương ứng ( nếu giá trị còn lại nhỏ)

Nợ 242: Chi phí trả trước dài hạn (nếu giá trị còn lại lớn)

Nợ 214: Hao mòn TSCĐ

Có 211: TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Cuối kỳ, kế toán kiểm kê TSCĐ và phát hiện thừa, thiếu thì nghiệp vụ xử lý như sau:

Mọi phát hiện thừa- thiếu TSCĐ đều phải được ghi nhận vào biên bản kiểm kê TSCĐ. Từ biên bản, kế toán sẽ có phương án xử lý kịp thời theo từng nguyên nhân.

TSCĐ phát hiện thừa:

  • Do chưa ghi sổ:

Nợ 211: TSCĐ hữu hình

Có 241, 331, 338, 411….

Ngoài ra, ghi nhận giá trị hao mòn, trích khấu hao bổ sung:

Nợ 154, 631, 632..

Có 214: Hao mòn TSCĐ

  • Do của đơn vị khác để lại thì báo cho đơn vị sở hữu đó biết. trong thời gian chờ xử lý, kế toán phản ánh tạm thời vào tài khoản 002: Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công.

TSCĐ phát hiện thiếu:

  • Trường hợp xử lý ngay:

Nợ 214: Hao mòn TSCĐ

Nợ 111, 334, 1388: Nếu người làm thất thoát phải bồi thường

Nợ 411: Nguồn vốn kinh doanh (Nếu được phép ghi giảm vốn)

Nợ 811: Chi phí khác (Nếu doanh nghiệp xem là chi phí tổn thất)

Có 211: TSCĐ

  • Trường hợp thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân:

Phản ánh giảm TSCĐ phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu:

Nợ 214: Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ 1381: Phải thu khác (giá trị còn lại)

Nợ 211: TSCĐ (nguyên giá)

Khi xử lý:

Nợ 111: Tiền mặt (thu bồi thường bằng tiền mặt).

Nợ 1388: Phải thu khác (người làm thất thoát chưa nộp tiền phạt)

Nợ 334: Phải trả người lao động ( trường hợp trừ lương người làm thất thoát)

Nợ 411: Nguồn vốn kinh doanh (Nếu được phép ghi giảm vốn)

Nợ 811: Chi phí khác (Nếu doanh nghiệp xem là chi phí tổn thất)

Có 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

Phế liệu nhập kho

Phế liệu nhập kho là những phế liệu phát sinh trong quá trình sản suất của doanh nghiệp.Trong quá trình sản xuất kinh doanh, phòng kế toán sẽ tập hợp và phân bổ chính xác, kịp thời tất cả các loại chi phí sản xuất.

Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 152: tài khoản này dùng phản ánh sự tăng- giảm của phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất.

Hạch toán:

Nếu phế liệu được bán thẳng và không qua nhập kho

Ghi nhận doanh thu:

Nợ 111, 112, 131…

Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có 3331: Thuế GTGT phải nộp

Kết chuyển giá vốn hàng bán:

Nợ 632: giá vốn hàng bán

Có 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nếu phế liệu nhập rồi bán:

Nhập kho:

Nợ 152: Nguyên liệu, vật liệu

Có 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Ghi nhận doanh thu:

Nợ 111, 112, 131…

Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có 3331: Thuế GTGT phải nộp

Kết chuyển giá vốn hàng bán:

Nợ 632: giá vốn hàng bán

Có 152: Nguyên liệu, vật liệu

Thành phẩm nhập kho

Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 155: Thành phẩm

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm của doanh nghiệp. Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công xong đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho.

Hạch toán

Nhập kho thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê gia công từ bên ngoài:

Nợ 155: Thành phẩm

Có 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Xuất kho thành phẩm để bán cho khách hàng:

Nợ 632: Giá vốn hàng bán

Có 155: Thành phẩm

Xuất kho thành phẩm đi gửi bán tại các đại lý, ký gửi:

Nợ 157: Hàng gửi đi bán

Có 155: Thành phẩm

Nếu thành phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bị người mua trả lại:

Nợ 521: Các khoản giảm trừ doanh thu

Nợ 3331: Thuế GTGT phải nộp

Có 111, 112, 131…

Ghi giảm giá vốn:

Nợ 155: Thành phẩm

Có 632: Giá vốn hàng bán

Xuất thành phẩm tiêu dùng nội bộ hoặc khuyến mãi, quảng cáo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh:

  • Nếu xuất thành phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ dùng cho hoạt động thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Ghi giá vốn:

Nợ 632: Giá vốn hàng bán

Có 155: Thành phẩm

Ghi nhận doanh thu:

Nợ 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ 642: Chi phí quản lý kinh doanh

Nợ 241: Xây dựng cơ bản dở dang

Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

  • Nếu xuất thành phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ dùng cho hoạt động thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Ghi giá vốn:

Nợ 632: Giá vốn hàng bán

Có 155: Thành phẩm

Ghi nhận doanh thu:

Nợ 154,642, 241

Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Có 3331: Thuế GTGT phải nộp

Xuất thành phẩm đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư vào công ty liên kết và đầu tư khác:

Nợ 221: Đầu tư dài hạn (theo giá đánh giá lại)

Nợ 811: Chi phí khác (giá trị chênh lệch khi giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ thành phẩm)

Có 155: Thành phẩm

Có 711: Doanh thu khác (giá trị chênh lệch khi giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ thành phẩm)

Cuối kỳ, khi kế toán kiểm kê thành phẩm, phát hiện thừa- thiếu thì xử lý như sau:

  • Nếu thừa mà không rõ nguyên nhân:

Tạm ghi:

Nợ 155: Thành phẩm

Có 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết.

Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân

Nợ 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết.

Có: Tài khoản tương ứng

  • Nếu thiếu mà không rõ nguyên nhân:

Nợ 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

Có 155: Thành phẩm

Khi có quyết định xử lý:

Nợ 111: Tiền mặt (nếu người phạm lỗi nộp tiền mặt).

Nợ 1388: Phải thu khác (người phạm lỗi chưa nộp tiền phạt)

Nợ 334: Phải trả người lao động ( trường hợp trừ lương người phạm lỗi)

Nợ 632: Giá vốn hàng bán (nếu tính phần hao hụt đó vào giá vốn hàng bán).

Có 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

Bán thành phẩm

Bán thành phẩm là những sản phẩm mới kết thúc một hay một số công đoạn trong quy trình công nghệ sản xuất (trừ công đoạn cuối cùng) được nhập kho hay chuyển giao để tiếp tục chế biến thành thành phẩm nhập kho hoặc có thể bán ra ngoài.

Tài khoản sử dụng: tài khoản 155: Thành phẩm

Tài khoản này dùng để hạch toán thành phẩm và bán thành phẩm phát sinh trong kỳ nên về bản chất hạch toán sẽ tương tự như thành phẩm.

Các bút toán hạch toán chi phí doanh nghiệp: thuế môn bài, tiền lương, bảo hiểm xã hội, trả lương

Tài khoản sử dụng

Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng…)

Hạch toán:

Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp:

Nợ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có 334: Phải trả người lao động

Trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho nhân viên quản lý:

Nợ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ 334:          Phải trả người lao động

Có 3382,3383, 3384

Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh nghiệp như: xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ chung của doanh nghiệp..:

Nợ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)

Nợ 133 :Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu được khấu trừ)

Có 152: Nguyên liệu, vật liệu

Có  111, 112, 242, 331,…

Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay không qua kho cho bộ phận quản lý được tính trực tiếp một lần vào chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 153: Công cụ. dụng cụ

Có 111, 112, 331,…

Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp:

Nợ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424)

Có 214: Hao mòn TSCĐ.

Thuế môn bài, tiền thuê đất,… phải nộp Nhà nước:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)

Có TK 333 :Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, ghi:

Nợ 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)

Có TK 111, 112,…

Đối với sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ sử dụng cho mục đích quản lý:

Nợ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có các TK 155, 156 (chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá).

Nếu phải kê khai thuế GTGT cho sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ (giá trị kê khai thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế):

Nợ TK 133 :Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 :Thuế GTGT phải nộp.

Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ cho quản lý

  • Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:

Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng, ghi:

Nợ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có 335: Chi phí phải trả (nếu việc sửa chữa đã thực hiện trong kỳ nhưng chưa nghiệm thu hoặc chưa có hóa đơn).

Có 352: Dự phòng phải trả (Nếu đơn vị trích trước chi phí sửa chữa cho TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải bảo dưỡng, duy tu định kỳ)

Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi:

Nợ 335, 352

Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có 331, 241, 111, 112, 152,…

  • Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn và liên quan đến bộ phận quản lý trong nhiều kỳ, định kỳ kế toán tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp từng phần chi phí sửa chữa lớn đã phát sinh, ghi:

Nợ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có 242: Chi phí trả trước.

Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí quản lý khác:

Nợ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (6428)

Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế)

Có 111, 112, 331,…

Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có 133: Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp tính vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Bút toán cuối kỳ

Hạch toán tiền lương phải trả cho người lao động:

Nợ 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ 6231: Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ 6271: Chi phí sản xuất chung
Nợ 6411:Chi phí bán hàng
Nợ 6421:Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có 334: Phải trả người lao động (3341, 3348).

Hạch toán các khoản trích theo lương

Nợ 622, 6231, 6271, 6411, 6421…..:

Nợ 334: Phải trả người lao động (3341, 3348).

Có 3383, 3384, 3389..

Phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn:

Nợ 622, 6231, 6271, 6411, 6421…..:

Có 242: Chi phí trả trước dài hạn (khi thời gian phân bổ từ 13 tháng đến 36 tháng là theo quy định của thông tư 78)

Có 142: Chi phí trả trước ngắn hạn (sử dụng TK 142 khi thời gian phân bổ từ 2 tháng đến 12 tháng).

Hạch toán khấu hao TSCĐ:

Nợ 622, 6231, 6271, 6411, 6421…..:

Có 214: Hao mòn TSCĐ

Cuối kỳ, kế toán tổng hợp các hạch toán liên quan đến chi phí sản xuất, kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp để tính lãi-lỗ.

Bước 1: Tập hợp các chi phí có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng tính giá thành.

Các chi phí liên quan đến giá thành:

Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung

Hạch toán:

Nợ 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có 621, 622, 623, 627

Bước 2: Cuối kỳ tính giá thành, Kế toán sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành (Phương pháp giản đơn; Phương pháp hệ số; Phương pháp tỷ lệ…) để có cách tính giá thành cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.

Bước 3: Nhập kho theo giá thành đã tính

Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ:

Nợ 155: Thành phẩm

Có 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Khi xuất bán: ghi nhận giá vốn

Nợ 632: Giá vốn hàng bán

Có 155: Thành phẩm

Nếu trường hợp sản phẩm hoàn thành không nhập kho mà giao ngay:

Nợ 632: Giá vốn hàng bán

Có 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Bước 4: Tổng hợp các khoản giảm doanh thu: chiết khấu, giảm giá, hàng trả:

Nợ 511: Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ

Có 521: Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5212, 5213)

Bước 5: Kết chuyển tổng doanh thu trong kỳ (doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính…) qua tài khoản 911:

Nợ 511: Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ

Nợ 512: Doanh thu bán hàng nội bộ

Nợ 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Nợ 711: Doanh thu khác

Có 911:Xác định kết quả kinh doanh

Bước 6: Kết chuyển tổng chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh qua tài khoản 911:

Nợ 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có 632: Giá vốn hàng bán

Có 635: Chi phí tài chính

Có 641: Chi phí bán hàng

Có 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có 811: Chi phí khác

Bước 7: Xác định lãi- lỗ

Sau khi kết chuyển doanh thu và chi phí:

Trường hợp 1: Doanh thu lớn hơn chi phí ( Có 911> Nợ 911) => Lãi.

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ 911: Xác định kết quả kinh doanh (phần lãi)

Có 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Trường hợp 2: Doanh thu nhỏ hơn chi phí (Có 9111< Nợ 911) => Lỗ.

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Có 911:  Xác định kết quả kinh doanh (phần lỗ)

–> Xác định thuế TNDN phải nộp trong quý theo công thức sau:
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Thu nhập tính thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế (1) + Chi phí không được trừ theo luật thuế (2) – Thu nhập miễn thuế (3) – Các khoản lỗ năm trước, các quý trước chuyển sang (4)

3/ Những kinh nghiệm làm kế toán sản xuất phải biết

  • Biết cách tập hợp và phân bổ chính xác các loại chi phí sản xuất theo từng đối tựng hạch toán chi phí và giá thành.
  • Biết cách định mức và dự đoán chi phí sản xuất.
  • Tính toán chính xác giá sản xuất.
  • Phản ảnh được quá trình nhập kho hay phản ánh lượng sản xuất, dịch vụ đã hoàn thành.
  • Cung cấp tài liệu cho các bộ phận trong công ty.

Bài viết khép lại những công việc của kế toán sản xuất. Bạn có nhu cầu làm kế toán sản xuất thì hãy tham khảo bài viết này nhé!

>>> Kế toán doanh thu làm gì?

>>> Công việc của kế toán nội bộ