Có bạn gửi email cho mình với câu hỏi là kế toán bảo hiểm phải làm những gì? Bài viết dựa trên kinh nghiệm bản thân viết về kế toán bảo hiểm và những việc mà kế toán bảo hiểm làm cho doanh nghiệp. Tham khảo bài viết sau đây nhé!
>>> Tham khảo mức lương tối thiểu vùng cập nhật 2021
>>> Mẫu D01-TS về quản lí BHXH
1/ Kế toán doanh nghiệp là gì?
Trước khi đi vào các vấn đề nhỏ như kế toán bảo hiểm hay kế toán khách sạn thì mình đi sâu vào vấn đề ngoài lề hơn một tý đó là nói về kế toán doanh nghiệp. Thì dù là bạn đang làm trong nước hay đang làm việc ở nước ngoài thì nếu là một công ty quy mô bạn phải có đội ngũ kế toán tốt. Đó là đội ngũ kế toán doanh nghiệp của bạn.
Có được một đội ngũ kế toán giỏi, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm phát triển công ty. Không những thế đội ngũ này còn hổ trợ cho doanh nghiệp bạn trong công việc tài chính của công ty. Đó chính là kế toán doanh nghiệp.
Kế toán doanh nghiệp là làm gì?
Những công việc mà các kế toán doanh nghiệp phải làm bao gồm các công việc sau đây.
- Xử lí giao dịch tiền gửi với tiền mặt
- Giao dịch các tài sản cố định hữu hình và vô hình
- Kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm
- Kế toán chi phí và hạch toán giá thành
- Xử lí các giao dịch ngoại tệ
- Hạch toán với đối tác, người nhận tạm ứng, tiền lương với người lao động và ngân sách.
Kế toán doanh nghiệp có nhiệm vụ phải xử lý các thông tin về kế toán, kiểm toán hay các vấn đề về thu chi tài chính và phân tích các số liệu kế toán để thực hiện các báo cáo cũng như gửi cho ban giám đốc những thông tin tài chính của công ty.
Trong kế toán doanh nghiệp này có nhiều loại kế toán nhưng mình sẽ giải thích 2 loại kế toán ít người rõ nhất và ít được quan tâm nhất. 2 nhánh nhỏ thôi. Còn lại thì các bạn có thể tự tìm hiểu thêm nhé.
2/ Kế toán bảo hiểm phải làm những gì?
Kế toán bảo hiểm là kế toán phụ trách mảng bảo hiểm. Bảo hiểm ở đây là bảo hiểm cho người lao động trong công ty. Thường thì nếu công ty có công nhân thì sẽ có vụ làm kế toán bảo hiểm này. Nội dung công việc của một kế toán bảo hiểm cũng khá đơn giản. Mình sẽ giới thiệu qua cho bạn để bạn nắm bắt công việc phải làm và rồi bạn tự tìm hiểu cách để làm nhé!
- Khi có lao động nhận việc và ký hợp đồng chính thức thì làm bảo hiểm cho nhân viên
- Nếu trong tháng có phát sinh thì tính tiền cho sếp chuyển tiền chuyển hàng tháng. Nếu tăng thì nộp thêm tiền mà giảm thì bớt tiền lại. Sau đó chốt sổ cho người lao động để họ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
- Trong trường hợp có thai sản đau ốm hay tử tuất gì thì bạn làm bảo hiểm cho người lao động.
- Nhận thông báo về bảo hiểm mỗi tháng và đối chiếu.
Nói chung thì về bảo hiểm, kế toán của một công ty làm những điều này là quá nhiều rồi. Còn lại thì khá nhẹ trong việc làm bảo hiểm nhé! Tiếp theo là mình sẽ nói về kế toán khách sạn.
>>> Địa chỉ cơ quan bảo hiểm xã hội tại TPHCM bạn nên tham khảo
>>> Phần mềm kBHXH mới nhất tải về và sử dụng
3/ Kế toán khách sạn phải làm những gì?
Đây cũng là một trong những vấn đề mà nhiều bạn cũng rất quan tâm. Kế toán khách sạn phải làm những gì? Thực ra, nếu bạn đã làm trong ngành này bạn sẽ thấy có 2 hướng phát sinh. Một là khách sạn của bạn là khách sạn dạng kiểu cho thuê để người đi du lịch hay công tác nghỉ ngơi. Hoặc khách sạn kiểu khách sạn nhà hàng tiện nghi. Thì vì khách sạn nhà hàng có phát sinh vấn đề nên thường công việc ở đây nhiều hơn hẳn so với công việc của khách sạn nhà nghỉ du lịch.
a/ Kế toán khách sạn nhà nghỉ du lịch
Kế toán khách sạn nhà nghỉ thì hóa đơn phát sinh phần lớn là từ cung cấp dịch vụ nên không quá phức tạp. Công việc của bạn cũng đơn giản thôi.
- Ghi nhận hóa đơn là doanh thu từ dịch vụ cho thuê
- Hóa đơn mua vào là những vật dụng như chi phí tiền điện, internet. Chi phí tiếp khách như nước uống, café,… rất đơn giản và ít.
- Quan trọng nhất là chú ý ở mục phân bổ công cụ dụng cụ. Những công cụ dụng cụ ở khách sạn cần được thực hiện cẩn thận và tính chi phí chính xác vì cơ bản kế toán khách sạn kiểu này chỉ có phần này thôi nên bạn chú ý làm kỹ nhé!
b/ Kế toán khách sạn nhà hàng
Công việc của kế toán khách sạn nhà hàng thì yêu cầu cao hơn như dạng nhà nghỉ vì nó phát sinh nhiều về vấn đề thực phẩm hay các loại chi phí khác. Để làm tốt được nó, bạn cần chú ý những điều sau đây.
- Xem xét món mạnh của nhà hàng này là gì và nguyên vật liệu làm ra nó. Từ đó, xây dựng định mức nguyên vật liệu chính của những món ăn ở nhà hàng đó.
- Bạn cũng xác định những chi phí chung như điện nước hay ga.
- Khi xuất ra hóa đơn thì bạn cũng cần phải có những bảng kê chi tiết các món ăn để từ đó xây dựng giá của món ăn một cách hợp lý.
- Xây dựng một bảng lương cho nhân viên theo ca để tiện cho việc tuyển người phục vụ.
- Kết chuyển và lập báo cáo dựa trên chi phí trên.
Đó là những công việc mà một kế toán khách sạn phải thực hiện. Dù mô hình khách sạn của doanh nghiệp bạn là gì thì bạn cũng phải linh động tìm các xử lí để đưa ra những báo cáo chính xác nhé! Nhưng có những vấn đề sẽ phát sinh khiến bạn khó có thể ra tay nhanh được đó là những vấn đề về báo cáo thuế.
Mình cũng từng trong trường hợp của các bạn nên cũng hiểu rất rõ. Làm kế toán nội bộ đã quen nên khi làm bên kế toán thuế bạn cũng sẽ gặp nhiều vấn đề phải không! Cùng tìm hiểu những báo cáo thuế phải thực hiện hàng tháng hàng quý nhé!
4/ Báo cáo kế toán là gì?
Báo cáo kế toán là những báo cáo không mang tính bắt buộc. Việc kế toán làm báo cáo này chính là để cung cấp thông tin cho ban giám đốc công ty phục vụ công tác quản lí tài chính. Chính vì vậy, báo cáo này có hình thức trình bày cũng như thiết kế tùy theo mỗi doanh nghiệp và yêu cầu công việc cụ thể. Nó mang tính chất hướng dẫn hơn là đánh giá.
5/ Báo cáo thuế gồm những gì?
Báo cáo thuế khác với báo cáo kế toán ở chổ, báo cáo thuế sẽ làm việc với cơ quan thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật nên loại báo cáo này có nhiều vấn đề hơn so với các loại báo cáo khác. Báo cáo thuế gồm những loại báo cáo sau đây:
- Tờ khai thuế.
- Bảng kê hóa đơn đầu vào
- Bảng kê hóa đơn đầu ra
- Tờ khai thuế, bảng kê hóa đơn đầu vào, bảng kê hóa đơn đầu ra, báo cáo tình hình sủ dụng hóa đơn, tờ khai thuế TNDN, tờ khai thuế TNCN.
Trên đây là những báo cáo thuế mà doanh nghiệp bạn phải thực hiện với cơ quan thuế. Trong trường hợp bạn đã có kế toán nội bộ, bạn có thể thuê thêm dịch vụ kế toán ngoài để làm những báo cáo thuế này cho doanh nghiệp bạn. Bạn có thể tham khảo dịch vụ kế toán của Kế toán Đông Nam Á chúng tôi. Như vậy thì kế toán nội bộ của bạn chỉ cần kiểm tra lại báo cáo thôi cũng như thực hiện các kế toán trong nội bộ thôi. Còn phần còn lại để dịch vụ xử lí thì bạn sẽ chủ động hơn trong những vấn đề tiền thuế phát sinh.
6/ Mã số doanh nghiệp là mã số thuế?
Đây là câu hỏi cuối cùng mà mình cảm thấy nó dể nhưng các bạn ít đọc luật nên chưa nắm được. Theo Điều 30 Luật doanh nghiệp 2014 và Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về mã số doanh nghiệp như sau:
Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo thành bởi hệ thống thông tin đăng ký quốc gia. Khi doanh nghiệp mới thành lập sẽ được cấp loại giấy chứng nhận này. Mã số này cũng đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.
Chính vì vậy mà mã số doanh nghiệp cũng là mã số thuế! Bạn có thể sử dụng mã đó để đi đóng thuế cho doanh nghiệp của bạn.
Lời kết
Một doanh nghiệp nếu hoạt động nhỏ và chỉ thuê 1 kế toán về làm kế toán nội bộ cho công ty thì bạn nên nghiên cứu chọn thêm phương án giải quyết các vấn đề về kế toán thuế để có thể phát triển trong an toàn nếu nhân viên bạn không chuyên về làm bên mảng thuế. Mà thực ra thì một dịch vụ kế toán cũng không quá tốn bao nhiêu chi phí của bạn cả. Vì vậy bạn hãy cân nhắc về vấn đề sử dụng thêm dịch vụ nhé.
Về những vấn đề của bảo hiểm hay mã số thuế, một kế toán viên nội bộ bình thường vẫn có thể xử lí và giải quyết được nên hãy để nhân viên của mình thực hiện nó để tiết kiệm chi phí bạn nhé! Cái gì có thể tiết kiệm được thì hãy tiết kiệm để từ đó tạo thế và lực đưa công ty ngày một đi lên.
Nếu bạn là một nhân viên kế toán bảo hiểm nói riêng và kế toán nói chung có tham khảo bài viết này, mình cũng mong rằng bạn hãy cố nghiên cứu học hỏi nhiều mảng kế toán để có thể giải quyết được hết vấn đề của công ty bạn nhé!
Chúc bạn thành công!
>>> Tải mẫu TK1-TS mới nhất 2021
>>> Tải mẫu 01B-HSB về chế độ thai sản