Chuẩn mực kế toán là gì? Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Bài viết này chia sẻ về những kiến thức liên quan đến chuẩn mực kế toán là gì hay có bao nhiêu loại chuẩn mực kế toán, các vấn đề liên quan đến chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán Quốc tế. Bên cạnh đó, mình sẽ giới thiệu luôn cho các bạn về chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam để bạn nào làm kế toán tham khảo nhé. Bây giờ bắt đầu mình đi vào 2 phần chính này nhé!

chuan-muc-ke-toan-la-gi
Bạn có biết chuẩn mực kế toán là gì không?

>>> Kế toán tổng hợp là làm gì?

1/ Chuẩn mực kế toán là gì?

Chuẩn mực kế toán (Accounting Standards) là những quy định  về cách thức ban hành trong việc lập cũng như giải thích các thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính. Đây là quy định được các tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành mà cụ thể như ở Việt Nam thì nó là Bộ Tài Chính.

Chuẩn mực kế toán tại Việt Nam có nhiều nét tương đồng so với Quốc tế, mà nét tương đồng cũng rất lớn nha các bạn. Các chuẩn mực này bao gồm nhiều nguyên tắc khác nhau, người ta gọi đó là nguyên tắc trong kế toán, có tên tiếng Anh là Generally Accepted Accounting Principles, gọi tắt là GAAP.

Nguyên tắc chuẩn mực kế toán

Các chuẩn mực này cũng bao gồm nguyên tác chung và nguyên tắc cụ thể.

  • Nói về nguyên tắc chung thì nó chỉ là những giả thiết, khái niệm cũng như là những hướng dẫn khi mà bạn lập BCTC. Nguyên tắc này được hình thành trong quá trình thực hành kế toán. Khi làm sẽ có những phát sinh chung vì vậy mà nó sẽ tự được hình thành.
  • Còn những nguyên tắc cụ thể thì đó là những quy định chi tiết khi thực hiện các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện BCTC. Đây là những nguyên tắc mà khi thực hiện thì các cơ quan quyền lực có thể can thiệp vào và sửa chữa theo ý của họ. Ví dụ như các luật kế toán mà Bộ Tài chính đưa ra thì sẽ có những nguyên tắc cụ thể để người thực hiện kế toán sẽ thực hiện nó một cách chính xác theo yêu cầu của Bộ.

Như tiêu đề bài mình đã nói, những nguyên tắc chung thì ở nước nào cũng giống nước nào nhưng nếu là nguyên tắc riêng thì tùy vào quy định của mỗi quốc gia mà có những quy định khác nhau. Chính vì vậy nếu bạn có ý định làm việc hay lập công ty tại một quốc gia nào đó thì hãy tìm hiểu kỹ về công ty đó, nước đó trước khi tham gia vào làm việc nhé.

2/ Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán Quốc tế

a/ Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Hệ thống kế toán chuẩn mực của Việt Nam bao gồm 26 chuẩn mực được Bộ tài chính ban hành. Với 5 Quyết định và 6 Thông tư cụ thể được cập nhật qua 5 đợt khác nhau, hiện đây chính là chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành mà các công ty đang áp dụng thực hiện.

Đợt 1

1Chuẩn mực kế toán số 02Hàng tồn kho
2Chuẩn mực kế toán số 03Tài sản cố định hữu hình
3Chuẩn mực kế toán số 04Tài sản cố định vô hình
4Chuẩn mực kế toán số 14Doanh thu và thu nhập khác

Đợt 2

5Chuẩn mực kế toán số 01Chuẩn mực chung
6Chuẩn mực kế toán số 06Thuê tài sản
7Chuẩn mực kế toán số 10Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
8Chuẩn mực kế toán số 15Hợp đồng xây dựng
9Chuẩn mực kế toán số 16Chi phí đi vay
10Chuẩn mực kế toán số 24Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đợt 3

11Chuẩn mực kế toán số 05Bất động sản đầu tư
12Chuẩn mực kế toán số 07Các khoản đầu tư vào công ty liên kết
13Chuẩn mực kế toán số 08Thông tin tài chính về những khoản vốn góp LD
14Chuẩn mực kế toán số 21Trình bày báo cáo tài chính
15Chuẩn mực kế toán số 25BCTC hợp nhất và kế toán khoản ĐT vào công ty con
16Chuẩn mực kế toán số 26Thông tin về các bên liên quan

Đợt 4

17Chuẩn mực kế toán số 17Thuế thu nhập doanh nghiệp
18Chuẩn mực kế toán số 22Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
19Chuẩn mực kế toán số 23Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
20Chuẩn mực kế toán số 27Báo cáo tài chính giữa niên độ
21Chuẩn mực kế toán số 28Báo cáo bộ phận
22Chuẩn mực kế toán số 29Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

Đợt 5

23Chuẩn mực kế toán số 11Hợp nhất kinh doanh
24Chuẩn mực kế toán số 18Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
25Chuẩn mực kế toán số 19Hợp đồng bảo hiểm
26Chuẩn mực kế toán số 30Lãi trên cổ phiếu

>>> Kế toán nội bộ là gì?

>>> Kế toán sản xuất làm gì?

b/ Chuẩn mực kế toán quốc tế

Sau 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam thì tiếp theo bạn có thể xem sơ qua 32 chuẩn mực kế toán Quốc tế. Những chuẩn mực này là những chuẩn mực chung mà nhiều quốc gia dựa vào đó mà làm nên những nguyên tắc riêng phù hợp cho đất nước của mình. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế viết tắt là IAS.

Bảng chuẩn mực kế toán Quốc tế

STT

IAS

Nội dung

1

IAS1

Trình bày báo cáo tài chính

2

IAS2

Hàng tồn kho

3

IAS7

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

4

IAS8

Lỗ, lãi dòng của cả kỳ, các lỗi cơ bản và thay đổi chế độ kế toán

5

IAS10

Các sự kiện sảy ra sau ngày lập bảng tổng kết tài sản

6

IAS11

Các hợp đồng xây dựng

7

IAS12

Thuế thu nhập

8

IAS14

Báo cáo bộ phận

9

IAS15

Thông tin phản ánh ảnh hưởng của biến động giá cả

10

IAS16

Bất động sản, xưởng và thiết bị

11

IAS17

Tài sản thuê

12

IAS18

Doanh thu

13

IAS19

Lợi ích trả cho công nhân viên

14

IAS20

Kế toán các khoản trợ cấp của chính phủ và công bố về trợ cấp chính phủ

15

IAS21

Ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái

16

IAS22

Hợp nhất kinh doanh

17

IAS23

Chi phí đi vay

18

IAS24

Công bố về các bên liên quan

19

IAS25

Kế toán các khoản đầu tư

20

IAS26

Kế toán và báo cáo theo quỹ lợi ích hưu trí

21

IAS27

Báo cáo tài chính tổng hợp và kế toán các khoản đầu tư vào các công ty con

22

IAS28

Kế toán các khoản đầu tư vào các công ty liên kết

23

IAS29

Báo cáo tài chính trong các nền kinh tế siêu lạm phát

24

IAS30

Nội dung công bố trong báo cáo tài chính của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng giống nhau

25

IAS31

Báo cáo tài chính cho các khoản phân chia trong các liên doanh

26

IAS32

Các công cụ tài chính công bố và trình bày.

27

IAS33

Thu nhập trên một cổ phiếu

28

IAS34

Báo cáo tài chính tạm thời

29

IAS35

Hoạt động bị ngừng

30

IAS36

Giảm giá trị tài sản

31

IAS37

Các khoản dự phòng, nợ bất thường và tài sản bất thường
32IAS38

Tài sản phi vật chất

3/ Các chế độ kế toán hiện hành

Các bạn cũng thấy đó, mỗi ngành hay mỗi lĩnh vực đều có những chuẩn mực hay nguyên tắc riêng.  Người làm kế toán không những phải nằm rõ những chuẩn mực mà họ còn phải hiểu được chế dộ kế toán hiện hành như thế nào để vận dụng một cách hợp lí. Chuẩn mực kế toán là gì thì mình đã nói ở đầu bài rồi, vậy chế độ kế toán là gì?

a/ Chế độ kế toán là gì?

Chế độ kế toán nó cũng giống như những nguyên tắc riêng trong chuẩn mực kế toán. Nó cơ bản là những quy định cũng như hướng dẫn về lĩnh vực kế toán hay một số công việc do cơ quản quản lý nhà nước ban hành. Những quy định này được áp dụng trên phạm vi toàn quốc cũng như các đơn vụ sự nghiệp khác nhau đều phải thực hiện theo quy định này.

che-do-ke-toan-la-gi
Chế độ kế toán là gì?

Có 3 loại chế độ kế toán khác nhau

–  Chế độ kế toán dùng cho các doanh nghiệp

–  Các đơn vị hành chính sự nghiệp

–  Các Ngân hàng

Thì mặc dù có 3 loại nhưng mình chỉ nói về một loại doanh nghiệp thôi nhé. Vì cái này mình nghĩ mới là cái các bạn cần còn 2 cái kia thì đội ngũ họ mạnh với lại cũng ít va chạm nên không cần phải cho vào làm gì!

b/ Chế độ kế toán cho doanh nghiệp

Áp dụng theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ( thay thế QĐ số 15/2006/QĐ-BTC).

Đối tượng áp dụng

–  TT 200: Theo thông tư này thì không phân biết đối tượng là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Nhưng có quy ước về doanh nghiệp lớn là phải thỏa mãn 2 điều sau:

+ Có vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng

+ Có số lao động trung bình hàng năm trên 300 người.

Hệ thống tài khoản

Hệ thống tài khoản kế toán hiện nay có 1 hệ thống đó là  TT 200. Thông thường thì nhiều doanh nghiệp chọn theo thông tư 200 hơn vì nó hiện là hệ thống được cập nhật mới nhất.

Hệ thống chứng từ kế toán

Mỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh đều cần phải có chứng từ hóa đơn thì kế toán mới có thể lấy đó làm cơ sở để thực hiện các hạch toán vào sổ kế toán. Một chứng từ kế toán cần phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:

  • Tên và số hiệu của chứng từ kế toán
  • Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán
  • Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán
  • Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán
  • Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
  • Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ
  • Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán

Hệ thống sổ kế toán

Hệ thống sổ sách này doanh nghiệp có thể tự xây dựng cho mình nhưng phải đảm bảo minh bạch và chính xác. Vào một kỳ kế toán thì doanh nghiệp cần chuẩn bị những số sách kế toán tổng hợp cũng như là sổ sách kế toán chi tiết.

  • Tổng hợp: sổ nhật ký, sổ cái
  • Chi tiết: sổ, thẻ kế toán chi tiết

Ngoài ra còn một số loại khác nhưng đây là những loại sổ chính mà doanh nghiệp nào cũng cần nên có. Chính vì vậy mà doanh nghiệp bạn dù có tự làm cũng cần có những sổ này nhé!

Hệ thống báo cáo tài chính

+ Báo cáo tài chính năm quy định cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ban ngành và các thành phần kinh tế bao gồm:

Bảng cân đối kế toánMẫu số B 01 – DN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhMẫu số B 02 – DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệMẫu số B 03 – DN
Bản thuyết minh Báo cáo tài chínhMẫu số B 09 – DN

Toàn bộ thông tư về chế độ kế toán áp dụng từ 2018

STTTên văn bảnNgày có hiệu lực
1Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán DN của Bộ Tài chính.5/2/2015
2Thông tư 75/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi Điều 128 Thông tư 200.14/7/2015
3Thông tư 177/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.1/1/2016
4Thông tư 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 200.21/03/2016
5Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa.1/1/2017
6Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.24/11/2017

Hiện tại thì các mẫu báo cáo hay hệ thống kế toán đã chuyển sang áp dụng thông tư 200 từ năm 2015 như trên mình đã nói. Chỉ là những công ty vừa và nhỏ khác đang làm theo TT 200 nhé!

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói của Đông Nam Á hãy thử liên hệ để được tư vấn nhé! Phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bạn nhé!

Trên đây là tất cả những thông tin về chuẩn mực kế toán cũng như hệ thống chuẩn mực kế toán tại Việt Nam và thế giới. Bạn đọc tham khảo nhé!

Chúc bạn thành công!

>>> Chia sẻ kế toán bán hàng là gì?

>>> Bạn có biết kế toán doanh thu là làm gì chưa?