Các hình thức ghi sổ kế toán dựa trên thông tư 200 và 133

Nếu bạn là kế toán cho một công ty thì bạn cần phải nắm vững các hình thức ghi sổ kế toán dựa trên 2 thông tư 133 và 200 sau đây. Lưu ý là bạn phải nắm rõ được những nguyên tắc, cách thức hay những trình tự và phương pháp ghi sổ theo 2 hình thức kế toán trên vào sổ kế toán. Một sai phạm nhỏ cũng sẽ dẫn đến hậu quả khi bị kiểm tra đó nhé! Nào, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

cac hinh thuc ghi so ke toan
Các hình thức ghi sổ kế toán bạn nên biết

>>> Hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp 

>>> Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 

I/ Các loại sổ sách kế toán

Ở bài viết về chuẩn mực kế toán thì mình có nói qua đó là có 2 loại sổ sách kế toán là sổ tổng hợp với sổ chi tiết. Thì ở đây mình sẽ nói rõ hơn về các hình thức ghi sổ kế toán này nhé!

1/ Sổ kế toán tổng hợp

Sổ kế toán tổng hợp gồm 2 loại là sổ Nhật ký và sổ Cái. Đây là 2 loại sổ sách quan trọng cho một doanh nghiệp đó nhé!

a/ Sổ nhật ký

Sổ sách này được dùng để ghi lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng kỳ kế toán cũng như trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng của các tài khoản trong nghiệp vụ đó. Những con số ghi trên sổ này phải được liệt kệ một cách tổng quát, phản ánh được tổng số phát sinh bên Nợ hay bên Có trong tất cả các tài khoản theo thông tư 200 mà doanh nghiệp có phát sinh.

Trong sổ nhật ký thường phản ánh những nội dung sau:

  • Thời gian: ghi sổ lúc này thì có ngày tháng rõ ràng lúc đó
  • Số hiệu, ngày tháng của chứng từ hóa đơn ghi vào sổ để làm căn cứ đối chiếu
  • Tóm tắt lại nội dung nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh
  • Số tiền phát sinh của nghiệp vụ tài chính của công ty

Thì chắc chắn một quyển sổ nhật ký nào cũng sẽ có đủ các thông tin này vì đây là những thông tin quan trọng nhất không thể thiếu được.

b/ Sổ cái

Sổ cái được dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở mỗi kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo những chuẩn mực cũng như thông tư 200. Số liệu kế toán trên sổ cái sẽ phản ánh tình hình tài sản, vốn, cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Sổ cái này nó đơn giản hơn sổ nhật ký ở chổ, sổ nhật ký phải trình bày theo trình tự thời gian trong khi sổ cái chỉ cần viết dựa trên sổ nhật ký về tài khoản nào đó mà thôi!

Cũng như sổ nhật ký, sổ cái cũng cần có những thông tin quan trọng sau:

  • Thời gian: ngày tháng ghi sổ
  • Số hiệu và thời gian của chứng từ kế toán ghi vào sổ làm căn cứ
  • Tóm tắt lại nội dung nghiệp vụ phát sinh
  • Số tiền của doanh nghiệp ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của từng tài khoản.

2/ Sổ – thẻ kế toán chi tiết

Sổ hay thẻ kế toán chi tiết thường dùng để ghi chép các tài liệu nghiệp vụ liên quan đến các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết. Những số liệu trên sổ hay thẻ chi tiết này thường cung cấp nhưng thông tin rất chi tiết để phục vụ cho việc quản lý tài sản, nguồn vốn, doanh thu hay các loại chi phí chưa được chi tiết lắm trong loại sổ tổng hợp trên.

Vì là sổ, thẻ chi tiết nên không yêu cầu về số lượng cũng như kết cấu trong các sổ. Doanh nghiệp chỉ cần làm theo quy định về sổ chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mở các sổ, thẻ kế toán cho phù hợp.

3/ Các hình thức ghi sổ kế toán

Các hình thức ghi sổ kế toán sẽ dựa trên thông tư 200 và thông tư 133 để thực hiện. Với thông tư 200 thì có 5 hình thức còn với thông tư 133 thì chỉ có 4 hình thức thôi. Bạn tham khảo ở bảng sau nhé!

STTCác hình thức ghi sổ kế toán
Các hình thức ghi sổ kế toán theo Thông tư 200
1Hình thức ghi sổ Nhật ký chung
2Hình thức ghi sổ Nhật ký – Sổ Cái
3Hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ
4Hình thức ghi sổ trên máy vi tính
5Hình thức ghi sổ Nhật ký- Chứng từ
Các hình thức ghi sổ kế toán theo Thông tư 133
1Hình thức ghi sổ Nhật ký chung
2Hình thức ghi sổ Nhật ký – Sổ Cái
3Hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ
4Hình thức ghi sổ trên máy vi tính

Thì hình thức kế toán này phụ thuộc vào doanh nghiệp nên khi làm kế toán trong doanh nghiệp bạn hãy xem lại trước rồi hãy thực hiện nhé! Nhưng mỗi hình thức ghi sổ kế toán ở các thông tư khác nhau sẽ có những kế cấu cũng như quy định khách nhau và cách ghi chép thông tin cũng khác nhau nữa. Hãy tham khảo kỹ và chú ý điều đó nhé!

III/ Nội dung các hình thức ghi sổ kế toán

Đây là một phần quan trọng nên các bạn đọc khi đọc nhớ lưu ý nhé.  Cái này phần lớn dành cho những bạn mới nào nghề thôi chứ nếu đã làm rồi thì mình tin chắc những điều dưới đây sẽ không còn là điều xa lạ với các bạn. Nhưng nếu bạn mới vào nghề thì đây là thông tin quan trọng đó nhé!

1/ Ghi theo hình thức sổ Nhật ký chung

Các nghiệp vụ kinh tế hay tài chính phát sinh sẽ được ghi vào trong sổ này theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó.

các hình thức ghi sổ kế toán
Các hình thức kế toán nhật ký chung

Sau khi hoàn thành ở sổ nhật ký chung, các bạn có thể lấy số liệu đó để viết qua cho sổ cái theo từng khoản. Sổ này có những ưu điểm rất nổi bật:

  • Mẫu đơn giản và cũng là mẫu được dùng phổ biến, dể làm, dể thực hiện.
  • Thuận tiện cho việc phân công khi làm kế toán
  • Dể dàng áp dụng trong việc sử dụng các ứng dụng như excel vào trong tính toán kế toán.
  • Cung cấp thông tin kịp thời nhất.
  • Dể dàng đối chiếu giữa số cái và sổ nhật ký chung.

Loại sổ nhật ký chung có 3 loại chủ yếu sau:

  • Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt
  • Sổ Cái
  • Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

2/ Ghi theo hình thức Nhật ký – Sổ cái

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung trên cùng một sổ kế toán tổng hợp duy nhất chính là sổ Nhật ký – Số cái. Dựa vào thông tin trên sổ này mà mình lấy đó để ghi ra các chứng từ kế toán hay bảng tổng hợp chứng từ thành những loại riêng cùng loại với nhau.

Sổ Nhật ký – Sổ Cái gồm có 2 loại:

  • Nhật ký – Sổ Cái
  • Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

3/ Ghi theo hình thức Chứng từ – Ghi sổ

Hình thức chứng từ – ghi sổ được lập trên cơ sở sử dụng dữ liệu của từng chứng từ kế toán hay bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung rồi từ đó lập nên. Hình thức này là hình thức mà theo đó chứng từ sẽ được đánh số liên tục trong từng tháng hoặc cả một năm kế toán và có chứng từ kế toán đính kèm. Sổ phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Hình thức kế toán Chứng từ – Ghi sổ gồm 4 loại:

  • Chứng từ ghi sổ
  • Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
  • Sổ Cái
  • Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

4/ Ghi theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Hình thức kế toán trên máy vi tính thì chắc các bạn cũng không quá xa lạ phải không. Đại khái lúc này bạn sẽ thực hiện công việc của mình trên một phần mềm kế toán nào đó. Phần mềm này được thiết kế theo nguyên tắc  của 1 trong 3 loại hình thức trên. Nhưng thay vì làm tay thì bạn thao tác trực tiếp trên máy tính. Tuy không giống hoàn toàn như sổ tay nhưng hình thức dùng phần mềm kế toán giờ đây cũng rất khổ biến. Nhiều doanh nghiệp làm dịch vụ kế toán cũng thực hiện nó trên phần mềm kế toán.

5/ Ghi theo hình thức Nhật ký – Chứng từ

Trong tất cả các hình thức thì đây là hình thức được sử dụng nhiều nhất. Vì đây là hình thức áp dụng cho công ty có quy mô lớn. Nó cũng là hình thức khá phức tạp. Tất cả những nghiệp vụ phát sinh trong kinh doanh sẽ được phản ánh trong sổ này theo kiểu được phân loại rồi sau đó ghi vào sổ theo bên Có tài khoản liên quan đối ứng với Nợ các tài khoản khác. Từ đó dựa vào mà hoàn thành sổ Cái.

Như đã nói ban đầu, hình thức này chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp có quy mô lớn được quy định theo chuẩn mực kế toán của thông tư 200. Số lượng kế toán thực hiện theo hình thức này thường đông và có kinh nghiệm thực chiến cao.

Ưu điểm

  • Cung cấp thông tin kịp thời
  • Giảm nhẹ công việc kế toán
  • Thường xuyên kiểm tra đối chiếu nên đảm bảo an toàn.

Nhược điểm

  • Hình thức kế toán phức tạp
  • Yêu cầu người làm kế toán phải có trình độ cao
  • Khó áp dụng phương tiện tin học vào kế toán

Trên đây là tất cả những thông tin về các hình thức ghi sổ kế toán cũng như  các loại sổ sách kế toán nói chung. Nếu bạn cảm thấy các chứng từ kế toán quá sức rắc rối cho bạn thì mình cũng mang đến cho bạn một giải pháp. Đó là bạn hãy thử tham khảo bảng báo giá dịch vụ kế toán mà công ty mình cung cấp để xem nó có giúp bạn tiết kiệm được chi phí nhiều không nhé!

Chúc bạn thành công!

>>> Hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho nhiều trường hợp khác nhau

>>> Tìm hiểu phương pháp kê khai thường xuyên là gì?