Nếu bạn đang có ý định thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán thì đây là bài viết thích hợp nhất để bạn có thể tham khảo và từ đó biết cách mà có thể học để thi cũng như chọn ra cho mình được một loại chứng chỉ mà mình mong muốn. Cùng tham khảo những vấn đề xoay quanh chứng chỉ hành nghề kế toán cũng như điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán nhé!
>>> Chia sẻ cách tẩy mực dấu đỏ trên hóa đơn làm là được
>>> Các hàm trong excel kế toán cần biết
1/ Điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán
Căn cứ Điều 4 Thông tư 129/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính thì người dự thi phải có những điều kiện sau đây:
- Người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết và có ý thức chấp hành pháp luật
- Có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Tài chính, kế toán, kiểm toán
- Có thời gian làm việc và công tác về chuyên môn, chuyên ngành kế toán, tài chính từ đủ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng đại học.
- Nộp đầy đủ hồ sơ dự thi cũng như lệ phí dự thi theo quy định
- Đối tượng không thuộc những đối tượng đã được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật kế toán.
Khi bạn đã có chứng chỉ hành nghề kế toán rồi thì bạn mới có thể mở dịch vụ kế toán được nhé! Nếu bạn muốn rõ hơn về dịch vụ kế toán là gì thì tham khảo bạn nhé!
2/ Hồ sơ dự thi chứng chỉ hành nghề
Hồ sơ dự thi này cũng chia ra làm 2 loại. Một là dành cho những người dự thi lần đầu vàhai là dành cho những người đã thi từ lần 2 trở đi. Những quy định về hồ sơ dự thi cũng được ghi rõ ở Điều 5 Thông tư 129/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính.
a/ Với người thi lần đầu
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú. Phiếu có hình màu cơ 3×4 được chụp trong vòng 6 tháng gần đây và có đóng dấu giáp lai.
- Giấy xác nhận thời gian công tác thực tế làm trong chuyên ngành tài chính, kế toán hay kiểm toán có chữ ký của người đại diện pháp luật và dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị được quy định tại Phụ lục 06 của thông tư này.
- Bản sao có công chứng Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu
- Sơ yếu lí lịch có con dấu xác nhận của cơ quan địa phương nơi đang sinh sống
- Các bản sao văn bằng, chứng chỉ của người dự thi được quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 4. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác chuyên ngành tài chính, kế toán thì phải có nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học. Nếu người dự thi là tiến sĩ, thạc sỹ thì phải có nộp kèm bảng điểm thạc sỹ, tiến sĩ ghi rõ ràng ngành học và có chứng thực nhé.
- 3 ảnh màu cỡ 3×4 mới chụp trong 6 tháng trở lại và 2 phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận.
b/ Với người thi lại
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú. Phiếu có hình màu cơ 3×4 được chụp trong vòng 6 tháng gần đây và có đóng dấu giáp lai.
- Bản sao giấy chứng nhận điểm thi các của các kỳ thi trước
- Anh và phong bì như với người mới thi.
Các bạn có thể nộp hồ sơ trực tuyến tại đây!
>>> Chuẩn mực kế toán là gì và có bao nhiêu loại chuẩn mực kế toán
>>> Kế toán xây dựng làm gì?
3/ Các môn thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 129/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính thì có 4 môn thi để lấy chứng chỉ này như sau:
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
- Thuế và quản lý thuế nâng cao
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
4/ Quy định về đạt yêu cầu thi, bảo lưu kết quả thi
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 129/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính thì những quy định về điều này cũng được nêu rất rõ ràng và chi tiết.
a/ Đạt yêu cầu
- Các môn thi phải từ 5 điểm trở lên (với thang 10 điểm) và 50 điểm trở lên (với thang 100 điểm)
- Người dự thi thi đủ 4 môn như trên và đạt 25 điểm trở lên mới được xem là đạt.
b/ Bảo lưu kết quả
- Được bảo lưu 3 năm kể từ kỳ thi thứ nhất
- Trong thời gian bảo lưu, người dự thi được thi tiếp các môn chưa thi cũng như thi lại những môn chưa đạt yêu cầu hay nâng điểm được quy định tại Khoản 3 của điều này nhưng mỗi môn chỉ được thi tối đa 3 lần.
c/ Thi nâng điểm
- Nếu bạn đã thi mỗi môn trên 5 điểm nhưng chưa đạt 25 điểm thì có quyền nâng điểm thi bằng việc lựa chọn môn để đăng ký thi nâng điểm (trừ ngoại ngữ nhé). Chỉ được thi 3 lần.
- Nếu bạn đã chọn thi nâng điểm thì điểm sẽ lấy là điểm cao nhất của các lần thi để tính điểm.
Thì trên đây là những điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán mà nếu bạn có dự định thi thì hãy nghiên cứu cho kỹ vào nhé! Tiếp theo đây là những câu hỏi thường gặp trong vấn đề thi chứng chỉ hành nghề kế toán.
>>> Kế toán tài chính làm gì trong công ty?
>>> Kế toán xuất nhập khẩu phải làm những gì?
5/ Các câu hỏi khác xoay quanh vấn đề thi chứng chỉ hành nghề kế toán
a/ Lịch thi chứng chỉ hành nghề kế toán 2021 là khi nào?
Trong một năm thì kỳ thi này sẽ có 2 đợt. Một đợt vào khoảng tháng 3 và một đợt nào khoảng tháng 9. Trong năm 2018, lịch thi chứng chỉ hành nghề kế toán sẽ là thứ 7 ngày 10/03 và đợt thứ 2 là ngày 22/09. Thường các đợt thi sẽ rơi vào ngày thứ 7 của 2 tháng này và thời gian cụ thể thì hằng năm sẽ có thông báo từ Bộ nhé!
b/ Chứng chỉ hành nghề kế toán có thời hạn không?
Câu hỏi này đã được Bộ Tài chính quy định rất rõ trong Thông tư 269/2016/TT-BTC. Theo thông tư này thì giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có thời hạn tối đa là 60 tháng (5 năm) nhưng không được vượt quá ngày 31 tháng 12 của năm thứ 5.
6/ Các loại chứng chỉ hành nghề kế toán Quốc tế khác
Chứng chỉ mà mình giới thiệu ở trên là chứng chỉ APc, có tên tiếng Anh là Accounting Practice Certificate là một chứng chỉ do Bộ tài chính Việt Nam cấp. Trong các loại chứng chỉ kế toán thì đây là chứng chỉ ít tốn chi phí nhất trong các chứng chỉ kế toán. Dưới đây mình sẽ nêu thêm một vài chứng chỉ kế toán Quốc tế nữa. Bạn làm kế toán hãy thử theo đuổi một chứng chỉ nào đó trong các chứng chỉ này nhé! Rất khó để có được bằng đó!
a/ Chứng chỉ ACCA
ACCA, tên tiếng Anh là the Association of Chartered Certified Accountants. Đây là chứng chỉ của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc được thành lập năm 1904.Đây là một bằng mà các giới chuyên môn về tài chính, kế toán trên thế giới công nhận và được 183 Quốc gia công nhận. Hiện nay, đây là một trong những bằng thuộc loại phổ biến trên khắp thế giới với hơn 170.000 hội viên và 436.000 học viên theo học và lấy chứng chỉ bằng này. ACCA là một hiệp hội có sự phát triển nhanh và lớn nhất thế giới hiện nay trong ngành tài chính kế toán.
b/ Chứng chỉ CPA Úc
Chứng chỉ CPA ở Úc này là một chứng chỉ không những có uy tín ở Úc mà nó còn có uy tín ở các quốc gia lớn như Mỹ, Anh, Hồng Kông… Để được thi lấy chứng chỉ này thật không hề dể. Bạn phải làm hồ sơ và hồ sơ đó phải được xét duyệt đầu vào theo môn học và bằng cấp từ các trường đại học được công nhận. Chính vì vậy mà với Việt Nam thì đây là một trong những bằng phải nói là khá xa xỉ, khó có điều kiện thi nếu không học ở các trường danh giá đó nhé!
c/ Chứng chỉ CFA
CFA, tên tiếng Anh là the Chartered Financial Analyst. Đây là một chứng chỉ mà phải nói nó như là một tiêu chuẩn vàng để đánh giá năng lực, tính chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của giới đầu tư. Chứng chỉ này được Hiệp hội CFA Hoa Kỳ cấp.
Đây là một chứng chỉ được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới vì nó rất thực tiễn cũng như cấp cấp nhiều kiến thức từ nền tảng đến nâng cao hay các nguyên tắc hoạt động trong thị trường đầu tư toàn cầu. Có thể nói đây là một bằng cấp có giá trị lớn nếu doanh nghiệp bạn mong muốn phân tích thị trường ở các nước khác khi đầu tư ở đó.
d/ Chứng chỉ CIMA
CIMA có tên tiếng Anh là Chartered Institute of Management Accountants. Đây là Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc được thành lập năm 1919. Dù chỉ sau ACCA 15 năm nhưng cho đến nay, chứng chỉ này đã được hơn 227.000 hội viên và học viên học trên 179 quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Chứng chỉ này thiên về quản trị tài chính và quản trị chiến lược hơn là về mảng kế toán. Nhưng những người học chứng chỉ này đều có nhiều kiến thức thực tiễn trong việc quản trị tài chính của công ty.
e/ Chứng chỉ CIA
CIA có tên tiếng Anh là Certified Internal Auditor – Chứng chỉ kiểm toán nội bộ công chứng Mỹ IIA (Institude of Internal Auditors). Tổ chức này được thành lập vào năm 1941 và hiện tại đã cso hơn 180.000 thành viên đến từ 190 quốc gia khác nhau. Đây là một tổ chức nghề nghiệp duy nhất trên thế giới được công nhận về kiểm toán nội bộ. Nếu bạn đạt được chứng chỉ này thì chắc chắn đây chính là một chứng nhận đáng tin cậy trong mắt của nhà tuyển dụng về năng lực kiểm tra cũng như quản trị rủi ro doanh nghiệp.
f/ Chứng chỉ CMA
Cuối cùng là chứng chỉ CMA. Tên tiếng Anh của chứng chỉ này là Certified Management Accountant. Đây là một khóa học kế toán quản trị của Hoa Kỳ. Một chương trình đào tạo ra các chuyên gia về mảng kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp. Nếu bạn có được chứng chỉ này thì chắc chắn sớm muộn bạn cũng sẽ trở thành một CFO chuyên nghiệp. Chính vì vậy, hãy cố gắng lên bạn nhé!
Trên đây là những thông tin về điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán cũng như các câu hỏi liên quan và các bằng chứng chỉ kế toán Quốc tế mà một kế toán viên ao ước có được. Nếu bạn đã sẵn sàng cho thị trường Global thì hãy chuẩn bị cho mình một tấm bằng thật giá trị để chứng tỏ kinh nghiệm của bản thân nhé!
Chúc bạn thành công!
>>> Chia sẻ cách tổ chức bộ máy kế toán cho công ty
>>> Công việc của kế toán thanh toán phải làm là gì?