Hướng dẫn cách lập BCTC theo thông tư 200

Với những doanh nghiệp lớn, kế toán của DN này chắc chắn phải hiểu về cách lập BCTC theo thông tư 200. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn tổng quát nhất cho bạn về cách lập BCTC theo thông tư 200 cho doanh nghiệp.

cách lập bctc theo thông tư 200
Chia sẻ bạn cách lập BCTC theo thông tư 200 mới nhất

>>> Xem cách tra cứu thông tin người nộp thuế hoặc doanh nghiệp nộp thuế

>>> Tham khảo mẫu số 02/QTT-TNCN về quyết toán thuế TNCN

Cách lập BCTC theo thông tư 200

Trước khi lập báo cáo tài chính, kế toán cần nắm rõ 6 nguyên tắc được quy định tại Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC. Và nằm lòng trong suốt quá trình lập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC.

Sáu nguyên tắc lập BCTC của kế toán gồm: nguyên tắc hoạt động liên tục, nguyên tắc dồn tích, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc trọng yếu và tập hợp, nguyên tắc bù trừ và nguyên tắc có thể so sánh. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ chi tiết từng nguyên tắc để đảm bảo tuân thủ đúng quy định nhé!

Nguyên tắc lập BCTC theo thông tư 200

Nguyên tắc hoạt động liên tục

Khi lập BCTC kế toán phải đảm bảo tính liên tục được thể hiện. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần. Trong trường hợp nếu DN có ý định giải thể/ngừng hoạt động kinh doanh thì cần được nêu rõ kèm theo lý do để làm căn cứ lập BCTC.

Nguyên tắc dồn tích

Cơ sở dồn tích: là các nghiệp vụ thu chi được ghi nhận tại thời điểm phát sinh hoạt động giao dịch/thời gian xảy ra sự kiện mà không phụ thuộc lúc nào là DN thực chi/thực thu. Dựa trên số liệu và nguyên tắc này, kế toán ghi nhận vào sổ kế toán và BCTC (trong kỳ kế toán liên quan).

Nguyên tắc nhất quán

Có nghĩa là các mục được thể hiện trong BCTC phải được thống nhất trong tất cả các niên độ. Trừ một số trường hợp dưới đây:

  • Khi có sự thay đổi trong chuẩn mực kế toán được sửa đổi hoặc bổ sung mới.
  • Trường hợp DN thay đổi hoạt động, bản chất. Và cần thay đổi các khoản mục để thể hiện hợp lý hơn các giao dịch.

Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp

Theo nguyên tắc trọng yếu và tập hợp thì:

  • Các khoản mục trọng yếu: kế toán trình bày riêng biệt.
  • Các khoản mục không trọng yếu: được tập hợp và trình bày trong những mục cùng tính chất.

Và với các thông tin không trọng yếu thì kế toán không cần tuân thủ các quy định về trình bày BCTC.

Nguyên tắc bù trừ

Trong báo cáo thì tài sản và nguồn vốn được ghi nhận tách biệt. Chỉ thực hiện bù trừ tài sản và nguồn vốn trong trường hợp:

  • Cả tài sản và nguồn vốn phát sinh từ các giao dịch/sự kiện cùng loại, liên quan đến một đối tượng và phải có vòng quay nhanh.
  • Bù trừ khi lập BCTC hợp nhất: Khi này thì tất cả các khoản mục phát sinh nội bộ giữ công ty mẹ và đơn vị trực thuộc hoặc giữa các đơn vị trực thuộc với nhau (trường hợp bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí).

Nguyên tắc có thể so sánh

Khi trình bày các số liệu trên Bảng cân đối kế toán, BC kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong các kỳ, kế toán phải đảm bảo có thể so sánh được thông tin. Đặc biệt phải bắt buộc giải trình các thông tin trọng yếu vì thông qua đó người đọc sẽ đánh giá được tình hình của doanh nghiệp.

*Với các mục không có số liệu, DN có thể để trống và đánh lại số thứ tự nhưng giữ nguyên mã số các chỉ tiêu.

Như các bạn đã biết bộ báo cáo tài chính căn bản gồm: Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh Báo cáo tài chính. Vậy trước khi hướng dẫn các bước lập BCTC và ghi nhận các chỉ tiêu BCTC theo thông tư 200 thì các bạn tải biểu mẫu dưới đây để tham khảo và sử dụng.

cách lập BCTC theo thông tư 200
Nguyên tắc lập BCTC theo thông tư 200

Tải biểu mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200

Bảng cân đối kế toánMẫu số B01 – DN
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhMẫu số B02 – DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệMẫu số B03 – DN
Bản thuyết minh Báo cáo tài chínhMẫu số B04 – DN

Các bạn tải Bảng cân đối kế toán, Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dưới đây!

download

Các bước lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

1/ Tập hợp và đối chiếu chứng từ

Căn cứ vào tất cả các hóa đơn phát sinh và báo cáo thuế đã kê khai, kế toán so sánh, đối chiếu. Để kiểm tra xem DN có bị thiếu hóa đơn không và các kê khai đã đúng và đủ hay chưa. Từ đó có phương pháp thích hợp để xử lý.

2/ Tiến hành chuyển đổi số dư

Kế toán thực hiện chuyển đổi số dư:

  • Số dư chi tiết về vàng, bạc, kim khí quý, đá quý đang phản ánh trên TK 1113 và 1123.
  • Các khoản trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu trên TK 1212.
  • Về các khoản cho vay, tiền gửi có kỳ hạn dài hạn trên TK 228.
  • Giá trị của hàng hóa bất động sản do doanh nghiệp xây dựng, sản xuất, đang theo dõi trên TK 1567.
  • Số dư TK 142, 144; Số dư TK 311, 315, 342
  • Các khoản dự phòng trên TK 129, 139, 159.
  • Giá trị bất động sản do doanh nghiệp đầu tư, xây dựng (không phải đầu tư để bán như hàng hóa) trên TK 1567.
  • Các khoản đầu tư vào công ty liên kết trên TK 223.
  • Khoản trích trước chi phí sửa chữa, duy trì cho TSCĐ, chi phí hoàn nguyên môi trường, hoàn trả mặt bằng và các khoản tương tự trên TK 335 – Chi phí phải trả.
  • Số dư TK 415 – Quỹ dự phòng tài chính.

Để chi tiết chuyển đổi bạn tham khảo Điều 126 Thông tư 200/2014/TT-BTC.

3/ Kiểm tra lại các bút toán từng tháng

Rà soát lại tất cả các nghiệp vụ đã được hạch toán hàng tháng. Phân biệt rõ các loại doanh thu và chi phí theo hoạt động bán hàng, tài chính và hoạt động khác của DN.

4/ Phân loại tài sản và nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn

Theo quy định với tài sản và nợ có thời gian đáo hạn dưới 12 tháng thì đó là ngắn hạn. Còn ngược lại thì là tài sản và nợ dài hạn. Việc phân loại này sẽ giúp các thông tin về tài sản và nợ thể hiện chính xác trên “Bảng báo cáo tài chính”.

>>> Tham khảo dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm tại đây: https://ketoandongnama.vn/bang-bao-gia-dich-vu-ke-toan/

5/ Lập báo cáo tài chính

Sau khi đã kiểm tra tất cả các nghiệp vụ, các bút toán, phân loại tài sản và nợ, kế toán tiến hành lập BCTC. BCTC gồm “Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính”. Các chủ doanh nghiệp có thể xem bài viết cách xem báo cáo tài chính để nắm tình hình doanh nghiệp. Tiếp theo các bạn xem hướng dẫn ghi nhận các chỉ tiêu BCTC theo thông tư 200 trong nội dung tiếp theo dưới đây:

cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200
Các bước lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Hướng dẫn ghi nhận các chỉ tiêu BCTC theo thông tư 200

Lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

Hồ sơ làm căn cứ để lặp bảng CĐKT

  • Sổ kế toán tổng hợp
  • Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết.
  • Bảng cân đối kế toán năm trước liền kề.

Lưu ý: TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN

Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán

Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
 
 
 
Các tài khoản liên quan trên bảng CĐKT phát sinh trong năm 2018
Lấy “Số cuối kỳ” trong bảng CĐKT 31/12/2017

A. Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150)

100
 
TSNH: thể hiện tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản tài sản khác tại thời điểm báo cáo. Và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền hoặc sử dụng trong thời hạn ngắn (dưới 12 tháng/một chu kỳ hoạt động kinh doanh)
0
0
I. Tiền và các khoản tương đương tiền (110 = 111+112)
110 0 
1. Tiền (Số dư nợ TK 111, 112, 113)111
2. Các khoản tương đương tiền (TK Số dư nợ 1281,1288)112
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (121+122+123)
120 0 
1. Chứng khoán kinh doanh (Số dư nợ TK 121)121
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*) (Số dư nợ TK 2291 – Ghi âm)122
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Số dư nợ TK 1281, 1282, 1288)123
III. Các khoản phải thu ngắn hạn (131+132+133+134+135+136+137
+139)
130 0 
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng (Số dư nợ TK 131)131
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn (Số dư nợ TK 331)132
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn (Số dư nợ TK 1362,1363,1368)133
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Số dư nợ TK 337)134
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn (Số dư nợ TK 1283)135
6. Phải thu ngắn hạn khác (Số dư nợ TK 1385, 1388, 334,
338, 141, 244)
136
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (Số dư nợ TK 2293)137
8. Tài sản thiếu chờ xử lý (Số dư nợ TK 1381)139
IV. Hàng tồn kho (141+149)
140 0 
1. Hàng tồn kho (Số dư nợ TK 151, 152, 153, 154, 155,
156, 157, 158)
141
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) (Số dư nợ TK 2294 – Ghi âm)149
V. Tài sản ngắn hạn khác (150 = 151+152+154+158)
150 0 
1. Chi phí trả trước ngắn hạn (Số dư nợ TK 242)151
2. Thuế GTGT được khấu trừ (Số dư nợ TK 133)152
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước (Số dư nợ TK 333)153
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính Phủ (Số dư nợ TK 171)1540
5. Tài sản ngắn hạn khác (Số dư nợ TK 2288)155

B. Tài sản dài hạn (200 = 210+220+240+250+260)

200 0 
I. Các khoản phải thu dài hạn (211+212+213+214+215+216+219)
210 0 
1. Phải thu dài hạn của khách hàng (Số dư nợ TK 131)211
2. Trả trước cho người bán dài hạn (Số dư nợ TK 331)212
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Số dư nợ TK 1361)213
4. Phải thu nội bộ dài hạn (Số dư nợ TK 1362, 1363,
1368)
214
5. Phải thu về cho vay dài hạn (Số dư nợ TK 1283)215
6. Phải thu dài hạn khác (Số dư nợ TK 1385, 1388, 334,
338, 141, 244)
216
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) (Số dư nợ TK 2293)219
II. Tài sản cố định (220 = 221+224+227+230)
220 0 
1. TSCĐ hữu hình (221 =  = 222+223)2210
– Nguyên giá (Số dư nợ TK 211)222
– Giá trị hao mòn lũy kế (*) (Số dư nợ TK 2141)223
2. TSCĐ thuê tài chính (224 = 225+226)2240
– Nguyên giá (Số dư nợ TK 212)225
– Giá trị hao mòn lũy kế (*) (Số dư nợ TK 2142)226
3. TSCĐ vô hình (227 = 228+229)2270
– Nguyên giá (Số dư nợ TK 213)228
– Giá trị hao mòn lũy kế (*) (Số dư nợ TK 2143)229
III. Bất động sản đầu tư (230 = 241+242)
230 0 
– Nguyên giá (TK Số dư nợ 217)231
– Giá trị hao mòn luỹ kế (Số dư nợ TK 2147)232
IV. Tài sản dở dang dài hạn (240 = 241+242)
2400
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn (Dư Nợ TK 154 và dư Có
TK 2294)
241
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Dư Nợ TK 241)242
V. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (250 = 251+252+253+254+255)250 0 
1. Đầu tư vào công ty con (Dư  Nợ TK 221)251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Dư  Nợ TK 222)252
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Dư  Nợ TK 2281)253
4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn(*) (
Dư  Có TK 2292)
254
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Dư Nợ TK 1281, 1282, 1288)255
VI. Tài sản dài hạn khác (260 = 261+262+268)
260 0 
1. Chi phí trả trước dài hạn (Dư  Nợ TK 242)261
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Dư  Nợ TK 243)262
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn (Dư Nợ chi tiết TK 1534 và dư Có chi tiết TK 2294)263
4. Tài sản dài hạn khác (Dư  Nợ chi tiết TK 2288)268
Tổng cộng tài sản (270=100+200)270 0 

C. Nợ phải trả (300=310+330)

300 0 
I. Nợ ngắn hạn (310 = 311+312+313+314+315+316+317 +318 +319+320)
310 0 
1. Phải trả người bán ngắn hạn (
Dư Có chi tiết TK 331)
311
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn (Dư Có chi tiết TK 131)312
3. Thuế  và các khoản phải nộp nhà nước (Dư Có TK 333)313
4. Phải trả người lao động (Dư Có TK 334)314
5. Chi phí phải trả ngắn hạn (Dư Có TK 335)315
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn (Dư Có chi tiết TK 3362, 3363,
3368)
316
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Dư Có TK 337)317
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (Dư Có chi tiết TK 3387)318
9. Phải trả ngắn hạn khác (Dư Có chi tiết TK 338, 138,
344)
319
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (Dư Có chi tiết TK 341 và 34311 )320
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Dư Có chi tiết TK 352)321
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Dư Có của TK 353)322
13. Quỹ bình ổn giá (Dư Có của TK 357)323
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính Phủ (Dư Có TK 171)324
II. Nợ dài hạn (330 = 331+332+333+334+335+336+
337)
330 0 
1. Phải trả người bán dài hạn (Dư Có TK 331)331
2. Người mua trả tiền trước dài hạn (Dư Có chi tiết TK 131)332
3. Chi phí phải trả dài hạn (Dư Có TK 335)333
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh (Dư Có chi tiết TK 3361)334
5. Phải trả nội bộ dài hạn (Dư Có chi tiết TK 3362, 3363,
3368)
335
6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn (Dư Có chi tiết TK3387)336
7. Phải trả dài hạn khác (Dư Có chi tiết TK 338, 344)337
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn (Dư Có chi tiết TK 341 và
Dư Có TK 34311 trừ (-) dư Nợ TK
34312 cộng (+) dư Có TK 34313).
338
9. Trái phiếu chuyển đổi (Dư Có TK 3432)339
10. Cổ phiếu ưu đãi (Dư Có chi tiết TK 41112)340
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Dư Có TK 347)341
12. Dự phòng phải trả dài hạn (Dư Có chi tiết TK 352)342
13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Dư Có của TK 356)343

D. Vốn chủ sở hữu (400=410+430)

400 0 
I. Vốn chủ sở hữu (410 = 411+412+413+414+415+416+417 +418+419+420+421)
410 0 
1. Vốn góp của chủ sở hữu (Dư Có TK 4111)411
 – Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết (Dư Có TK 41111)4111
 – Cổ phiếu ưu đãi (Dư Có TK 41112)4112
2. Thặng dư vốn cổ phần (Số Nợ TK 4112 b- Ghi âm)412
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu (Dư Có TK 4113)413
4. Vốn khác của chủ sở hữu (Dư Có TK 4118)414
5. Cổ phiếu quỹ (*) (Dư Nợ TK 419 – Ghi âm)415
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Số dư Có TK 412, (Dư Nợ: ghi âm))416
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Số dư Có TK 413 (Dư Nợ: ghi âm))417
8. Quỹ đầu tư phát triển (Dư Có TK 414)418
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp (Dư Có TK 417)419
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Dư Có TK 418)420
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Số dư TK 421)4210
 – LNST chưa phân phối lũy kế đến kỳ cuối kỳ trước (Số Dư TK 4211 (Dư Nợ: ghi âm))4211
– LNST chưa phân phối kỳ này (Số Dư TK 4212 (Dư Nợ: ghi âm))421b
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB (Dư Có TK 441)422
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (430 = 431+432+433)
430
1. Nguồn kinh phí (Dư Có TK 461 – Dư Nợ TK 161)431
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Dư Có TK 466)432
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400)440   

Hướng dẫn ghi các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ TiêuM.SốThuyết MinhNăm NayNăm Trước
12 34
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (PS Có 511)01
2. Các khoản giảm trừ doanh thu (PS Nợ 511 / Có 521)02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ(10=01-02)100
4. Giá vốn hàng bán (PS Có 632 / Nợ 911)11
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20 = 10-11)200
6. Doanh thu hoạt động tài chính (PS Nợ 515 / Có 911)210
7. Chi phí tài chính (PS Có 635 / Nợ 911)220
 – Trong đó: Chi phí lãi vay (PS Nợ 635-chi tiết lãi vay)23
8. Chi phí bán hàng (PS Có 641 / Nợ 911)25
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (PS Có 642 / Nợ 911)26
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh(30 = 20+21 -25-26)300
11. Thu nhập khác (PS Nợ 711 / Có 911)31
12. Chi phí khác (PS Có 811 / Nợ 911)32
13. Lợi nhuận khác ( 40=31-32)400
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( 50 = 30 + 40 )500
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành (PS Có 8211 / Nợ 911)51
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (PS Có 8212 / Nợ 911)52
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ( 60 = 50 – 51 -52 )600
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)70
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 71

Lưu ý:

  • Lãi cơ bản trên cổ phiếu(Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông – Số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi)/Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ.
  • Lãi suy giảm trên cổ phiếu: (Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông – Số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi)/(Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ + Số lượng cổ phiếu phổ thông dự kiến được phát hành thêm).

Hướng dẫn lập bảng lưu chuyển tiền tệ

Chỉ tiêuM.SốThuyết MinhNăm NayNăm Trước

A

BC12
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh                       
  
  1. Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (PS Nợ 111+112 / Có 511,3331,131, 515,121)01
  2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ (PS Có 111+112 / Nợ 331, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157,…)02
  3. Tiền chi trả cho người lao động ( PS Có 111+112 / Nợ 334)03
  4. Tiền chi trả lãi vay (PS Có 111+112+113 / Nợ 635)04
  5. Thuế TNDN đã nộp (PS Có 111+112+113 / Nợ 3334)05
  6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (PS Nợ 111+112 / Có 711, 133, 141, 244)06
  7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (PS Có 111+112+113 / Nợ 811, 161, 244, 333, 338, 344, 352, 353, 356…)07
 Lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh (20 = 01 + 02 + 03 + 04 + 05 + 06 + 07)20  
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư                      
 
 1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCD và các tài sản dài hạn  khác (PS Có 111+112+113 / Nợ 211, 213, 217, 241 …)21
 2. Tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCD và các tài sản dài hạn khác
Ở khoản mục này bạn phải tính khoản chênh lệch giữa thu và chi:
‘- Thu: PS Nợ TK 111 + 112 + 113/Có TK 711, 5117, 131,…
‘- Chi: PS Có TK 111 + 112 + 113/Nợ 632, 811,…)
22
 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác (PS Có 111+112+113 / Nợ 128, 171 …).23
 4. Tiền thu hồi cho vay,bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác (PS Nợ 111+112+113 / Có 128, 171 …).24
 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (PS Có 111+112+113 / Nợ 221, 222, 2281…).25
 6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (PS Nợ 111+112+113 / Có 221, 222, 2281…)26
 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (PS Nợ 111+112+113 / Có 515)27
Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư (30 = 21 + 22 + 23 + 24 + 25 + 26 + 27)30  
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính              
 
 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp chủ sở hữu31
 2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu,mua lại cổ phiếu của các DN đã phát hành32
 3. Tiền thu từ đi vay33
 4. Tiền trả nợ gốc vay34
 5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính35
 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính             40  
Lưu chuyển tiền thuần trong năm  (50=20+30+40)                               50 
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ                                  60  
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ61
Tiền và tương đương tiền cuối năm  (70=50+60+61)                                             70 

Trên đây cách lập BCTC theo thông tư 200 cho doanh nghiệp. Tuy còn nhiều vấn đề chưa giải đáp được cho bạn nhưng hi vọng cung cấp được phần nào thông tin để bạn hiểu căn bản về Bộ BCTC, các bước cụ thể, cũng như những nguyên tắc cơ bản nhất để lập báo cáo cho doanh nghiệp.

Chúc bạn thành công!

>>> Cách hạch toán chiết khấu thanh toán cho kế toán theo thông tư 200

>>> Hướng dẫn lập và gửi mẫu 01/ĐNHT hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước