Kế toán tài chính là gì? Công việc của kế toán tài chính cần làm

Kế toán tài chính là công việc mà mỗi kế toán trong công ty đều phải làm. Bài viết đơn giản là muốn giới thiệu qua cho bạn những thông tin về kế toán tài chính là gì cũng như các công việc mà kế toán doanh nghiệp phải làm.

kế toán tài chính là gì
Theo bạn công việc của kế toán tài chính là làm gì?

>>>> Điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán 2021

Tài chính là gì?

Tài chính có rất nhiều khái nhiệm khác nhau và bài viết này sẽ trình bày khái niệm một cách đơn giản nhất:

Tài chính thể hiện sự vận động của vốn tiền tệ: thu vào bằng tiền và chi ra bằng tiền diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp.

Kì kế toán tài chính

Theo luật kếtoán số: 88/2015/QH13, kì kếtoán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kếtoán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính..

Các quốc gia có quy định kỳ kế toán khác nhau. Pháp luật Việt Nam quy định kỳ kế toán bao gồm kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng.

Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;

Kỳ kế toán tháng là một tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, kỳ kế toán đầu tiên được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định

Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.

Đơn vị sử dụng một kì kế toán

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kì kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”. Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.

Kế toán tài chính là gì?

Kế toán tài chính là công việc của kế toán phải thu thập, xử lý hay kiểm tra các thông tin kinh tế tài chính bằng cách báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán.

Một bộ phận kế toán tài chính gồm kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Hai bộ phận này có các công việc khác nhau được phân chia rõ ràng.

kế toán tài chính - ke toan tai chinh
Bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về kế toán tài chính là gì nhé!

Kế toán tổng hợp làm các công việc thu thập, xử lí các thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Lúc này, kế toán tổng hợp sử dụng các đơn vị tiền để phản ánh tình hình sử dụng tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như các hoạt động về kinh tế và tài chính.

Kế toán chi tiết thì cũng thu thập và xử lí thông tin nhưng theo một đối tượng cụ thể trên từng đơn vị. Công việc của một kế toán chi tiết là làm minh họa cho kế toán tổng hợp, các số liệu kế toán chi tiết tổng hợp được phải đúng sổ liệu để tránh làm ảnh hưởng khi thực hiện tổng hợp lại số liệu.

Bộ phận kế toán tài chính này cùng kế toán trưởng  sẽ thực hiện các công việc của kế toán doanh nghiệp và cũng bộ phận này sẽ trực tiếp cùng kế toán trưởng tham mưu với giám đốc về chính sách tài chính của công ty.

>>> Chia sẻ cách thực hiện các hàm trong excel cơ bản cho dân kế toán

>>> Những chuẩn mức kế toán hiện hành bạn nên biết

Lộ trình công việc của một bộ phận kế toán doanh nghiệp

Quý I đầu năm kế toán doanh nghiệp làm gì?

  • Nộp tiền thuế môn bài đầu năm (chậm nhất ngày 31/01).
  • Nếu công ty có thay đổi vốn thì hạn nộp là ngày 31/12 năm thay đổi vốn.
  • Nộp tờ khai thuế GTGT và TNDN tháng 12 hoặc quý IV năm trước.
  • Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề.
  • Thực hiện và nộp các báo cáo như báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN của năm trước liền kề.

Công việc phải làm hằng ngày của kế toán doanh nghiệp

Hằng ngày, kế toán tài chính trong doanh nghiệp sẽ thường hay làm những công việc sau đây:

  • Ghi chép, xử lí và lưu trữ các thông tin trên hóa đơn, chứng từ phát sinh.
  • Lập các phiếu thu, phiếu chi cần thiết trong ngày.
  • Nếu phát sinh hóa đơn GTGT viết sai thì kế toán sẽ xử lý theo thông tư 39/2014/TT-BTC.
  • Lập các sổ quỹ, sổ tiền gửi,…
  • Lập các báo cáo khi kế toán trưởng yêu cầu.
  • Nếu có làm công nợ thì gọi điện cho khách hàng thu nợ.
  • Làm các công việc được giao khác.

Công việc hằng tháng

  • Lập tời khai thuế GTGT hàng tháng.
  • Nếu tháng đó có phát sinh hóa đơn thì kế toán có thể kê trong tháng hoặc kê trong năm trước khi cơ quan thuế kiểm tra.
  • Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng.
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (nếu DN làm hóa đơn giấy).
  • Tính lại giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán.
  • Tính lương, bảo hiểm, phụ cấp cho người lao động.
  • Lập các báo cáo cho giám đốc.
  • Lưu lại thông tin các loại sổ sách hàng tháng.

Công việc hàng quý

  • Lập tờ khai thuế GTGT
  • Lập tờ khai thuế tạm tính thuế TNDN
  • Làm báo cáo sử dụng hóa đơn
  • Lập tờ khai thuế TNCN

Công việc cuối năm

  • Làm quyết toán thuế TNCN, TNDN cuối năm.
  • Làm cáo thuế cuối năm và làm cho quý 4
  • Lập các bảng kiểm tra lại quỹ tiền mặt, kho hàng, tài sản và công nợ.
  • Thực hiện lập các sổ sách kế toán, đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
  • Lập các báo cáo tài chính gồm bảng cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
  • In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ.
  • Lưu trữ lại chứng từ và sổ sách kế toán.

Nhìn chung thì giai đoạn cuối năm sẽ là giai đoạn mà kế toán bận nhất, đặc biệt là sau khi quý 4 kết thúc, thì lúc này kế toán sẽ phải làm rất nhiều việc. Từ việc giải quyết các vấn đề quý 4 cho đến việc thực hiện các báo cáo tài chính, lập bảng cân đối kế toán cũng như làm các báo cáo thuế để cung cấp cho cơ quan thuế vào cuối quý 1 của năm sau.

Bên trong thì kế toán tài chính cần phải giải quyết các công việc nội bộ như làm kế toán nội bộ, chốt lại các vấn đề về doanh thu, lãi lỗ cho công ty để công ty có cái nhìn chính xác hơn. Từ đó mà đưa ra những định hướng cho tình hình của năm sau ra sao, các bước phát triển cho năm tới.

Kế toán tổng hợp là gì?

Kế toán tổng hợp là công việc lưu trữ (dưới hình thức ghi chép, tập hợp cất giữ chứng từ) và phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.

Như vậy, bộ phận kế toán tổng hợp là bộ phận thu thập, tổng hợp, kiểm tra, xử lý và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp.

Công việc của một kế toán tổng hợp

Hạch toán thu nhập, khấu hao, chi phí, tài sản cố định, công nợ, nghiệp vụ khác hay thuế GTGT.

  • Theo dõi và quản lý công nợ của doanh nghiệp.
  • Theo dõi và tính toán giá thành sản xuất thực tế theo từng sản phẩm, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu, phụ kiện đi kèm và chi phí sản xuất dở dang.
  • Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng hóa tồn kho, thời gian tồn kho tại từng kho thông qua kế toán tổng hợp kho.
  • Theo dõi, giám sát số liệu báo cáo kho định kỳ hàng tháng và định mức của sản phẩm.
  • Thực hiện việc tính lương cho cán bộ, công nhân viên và thực hiện các khoản trích theo lương.
  • Lập bảng phân bổ danh sách các chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn, công cụ dụng cụ… Hạch toán các khoản phân bổ đó.
  • Tính toán và trích khấu hao tài sản cố định, hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ.
  • Đối chiếu và cung cấp các số liệu một cách chi tiết về các khoản phân bổ, trả trước, trích trước hàng tháng.
  • Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, bút toán phân bổ và kết chuyển.
  • Lập báo cáo thuế theo quy định như tờ khai thuế GTGT, TNCN…
  • Theo dõi và kiểm tra việc lập bảng kê hóa đơn GTGT đầu vào, đầu ra và thuế TNCN.
  • Lập các báo cáo nội bộ theo như yêu cầu nhà quản lý như báo cáo quản trị (báo cáo tài chính, tổng chi phí, doanh thu…).
  • Lập tờ khai thuế GTGT, TNCN theo quý nếu như doanh nghiệp có đủ điều kiện kê khai thuế GTGT theo quý.
  • Tiến hành lập tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý.
  • Lập các báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý.
  • Lập báo cáo nội bộ.
  • Tổng hợp những số liệu hạch toán từ các phân hệ phải thu, trả, kế toán khi, kế toán thanh toán, kế toán thuế, giá thành, lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
  • Kiểm tra và đối chiếu số liệu chi tiết từng phần hành với sổ cái.
  • Kiểm tra sự cân đối giữa các số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp.
  • Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết hay không.
  • Thực hiện việc lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản năm.
  • Tiến hành lập tờ khai quyết toán thuế TNDN và TNCN.
  • Lập BCTC.
  • Lập báo cáo quản trị.
  • In sổ sách theo đúng như quy định như số quỹ, ngân hàng, báo cáo nhập xuất tồn kho hay sổ chi tiết…

 Kế toán chi tiết là gì?

Kế toán chi tiết là công việc kế toán theo dõi, ghi chép, phản ánh một cách chi tiết nhất các đối tượng kế toán cần phải hạch toán theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp.

Công việc của kế toán chi tiết

Ghi chép, phản ánh cụ thể nhất, chi tiết nhất với các đối tượng, nghiệp vụ cần quản lý, theo dõi cụ thể theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.

Thực hiện thu thập, xử lý, ghi chép và phản ánh thông tin chi tiết theo đơn vị tiền tệ, hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể.

Giải thích, minh họa cho kế toán tổng hợp. Là bước quan trọng giúp kế toán tổng hợp kiểm tra số liệu một cách chính xác.

Kết luận

Hãy chú ý rằng công việc vào cuối năm của kế toán lúc nào cũng bận rộn hơn rất nhiều so với các công việc khác nên bạn hãy chuẩn bị tinh thần làm việc thật tốt. Tránh làm việc sai xót vì nếu sai xót mà ảnh hưởng đến các số liệu trong khai báo thuế thì bạn sẽ gặp rất nhiều phiền phức đó nhé! Còn nếu bạn lo lắng sai xót thì bạn có thể tham khảo dịch vụ kế toán báo cáo tài chính cuối năm của chúng tôi nhé!

Trên đây là những thông tin về kế toán tài chính là gì và các công việc của kế toán doanh nghiệp mà khi bạn là nhân viên kế toán bước chân vào doanh nghiệp làm thì sẽ làm các công việc này.

Chúc bạn thành công!

>>> Điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán bạn nên biết

>>> Cách tẩy mực dấu đỏ trên hóa đơn chuẩn nhất