Doanh nghiệp mới thành lập luôn có nhiều thứ phải làm, để cho các bạn có thể hình dung ra doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết này với những thông tin chính xác và tin cậy nhất.
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì?
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì là câu hỏi của nhiều doanh nghiệp trẻ mở công ty và bắt đầu đi vào hoạt động. Dưới đây là những chia sẻ về doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì?
Bố cáo thành lập công ty
Khi nào thực hiện bố cáo, thực hiện bố cáo với ai? Thời gian quy định như thế nào?
Những công ty mới thành lập luôn phải thực hiện công bố/ bố cáo thành lập công ty 3 số liên tiếp trong 1 tháng với các báo (báo điện tử hoặc báo viết) kể từ ngày thành lập công ty.
Ngoài thông qua các báo, doanh nghiệp cũng có thể đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Nội dung của bố cáo chủ yếu để thông tin về doanh nghiệp như tên, địa chỉ… ; ngành nghề kinh doanh và vốn.
Việc bố cáo này là bắt buộc, nếu không thực hiện bạn sẽ bị xử phạt hành chính.
Làm Hồ sơ kê khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới thành lập
Kê khai và nộp thuế môn bài
Trong vòng 30 ngày kể từ lúc nhận giấy đăng ký kinh doanh. Các doanh nghiệp mới thành lập, chưa sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành kê khai nộp phí môn bài.
Nếu đã hoạt động kinh doanh sản xuất, thì hạn chót đóng thuế môn bài là ngày cuối cùng của tháng thành lập.
Mức thuế môn bài đối với doanh nghiệp thường từ 1 triệu đến 3 triệu đồng cho 1 năm tùy vốn. Còn các hộ gia đình, cá nhân thì tùy theo doanh thu mà mức nộp từ 300,000đ đến 1,000,000đ trên 1 năm.
Còn một điểm đáng lưu ý là nếu các doanh nghiệp thành lập trước ngày 30 tháng 6 thì phải nộp mức thuế môn bài cho cả năm. Qua ngày 1 tháng 7 thì chỉ nộp nửa năm.
Kê khai và nộp thuế GTGT
Trước mắt, khi doanh nghiệp bạn mới thành lập thì phải kê khai thuế GTGT theo quý. Sau khi đủ 1 năm hoạt động thì mới căn cứ theo doanh thu mà thực hiện kê khai theo tháng hay quý. (Nếu trên 50 tỷ thì theo tháng, ngược lại nếu thấp hơn thì theo quý)
Thường thì các doanh nghiệp mới thành lập mặc định sẽ kê khai theo phương pháp trực tiếp. Trong trường hợp này ta gửi tờ khai thuế GTGT mẫu 03/GTGT, 04/GTGT đến cơ quan thuế tại kỳ đầu kể từ lúc thành lập.
Đây là phương pháp đơn giản đối với các doanh nghiệp nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ đồng. Phương pháp này giúp cho cách tính thuế được đơn giản, kê khai cũng đơn giản, giảm hồ sơ thủ tục giấy tờ.
Tuy nhiên doanh nghiệp nếu muốn cũng có thể tự nguyện đăng ký kê khai theo phương pháp khấu trừ bằng cách sử dụng tờ khai số 01/GTGT và 02/GTGT. (Hiện đã không cần nộp tờ khai 06/GTGT để đăng ký phương pháp tính thuế nữa).
Nếu bạn chậm nộp thuế GTGT thì tiền phạt sẽ bằng = tiền chậm nộp x 0.03%/ ngày chậm nộp.
Kê khai và nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Mỗi quý doanh nghiệp mới thành lập phải tự tính tiền thuế tạm nộp hàng quý (thuế suất là 20%). Thời hạn nộp TNDN tạm tính theo quý là ngày 30 của quý sau.
Kê khai và nộp thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)
Do doanh nghiệp mới thành lập kê khai thuế GTGT theo quý nên ta cũng phải kê khai thuế TNCN theo quý.
Sau khi hoạt động một năm, doanh nghiệp nếu được kê khai theo tháng thì:
Trong trường hợp tháng phát sinh số thuế TNCN trên 50.000.000 đồng thì ta kê khai thuế TNCN theo tháng. Ngược lại số thuế thấp hơn thì kê khai theo quý.
Mặc dù trong tháng, quý không phát sinh khấu trừ thuế TNCN, ta không phải kê khai nhưng vẫn phải nộp tờ khai quyết toán cuối năm.
Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Kể từ ngày 1/11/2018 các doanh nghiệp mới thành lập đều phải đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế. Cụ thể bạn có thể tham khảo ở đây. Vì vậy, việc sử dụng hóa đơn điện tử cũng là một việc mà doanh nghiệp cần làm khi hỏi doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì.
Ngoài ra nếu muốn đơn giản, tiết kiệm thời gian, bạn có thể tham khảo dịch vụ hóa đơn điện tử của chúng tôi.
Lập tài khoản ngân hàng
Để có thể khấu trừ thuế GTGT với các hóa đơn giá trị trên 20 triệu đồng ta phải thực hiện giao dịch chuyển khoản thông qua ngân hàng. Vì vậy mà doanh nghiệp phải lập tài khoản ngân hàng để giao dịch với khách.
Khi lập tài khoản ngân hàng thì trong 10 ngày ta phải đi thông báo số TK ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư.
Bạn có thể tham khảo mẫu 08-MST để khai báo
Khai báo lao động và đăng ký BHXH
Khi ký hợp đồng lao động trên 3 tháng ta phải đóng bảo hiểm cho nhân viên. Đồng thời phải làm thang bảng lương nộp cho phòng Lao động thương binh xã hội. Cùng với thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội.
Trong vòng 30 ngày kể từ lúc thành lập mà doanh nghiệp có thuê lao động thì đnăg ký khai trình lao động với phòng lao động. Và thực hiện báo cáo 2 lần trong năm. (6 tháng đầu, cuối).
Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì cần lập bảng định mức nguyên vật liệu cho tất cả sản phẩm của công ty. Để khi cần có thể xuất trình khi cơ quan thuế yêu cầu.
Dưới đây là mẫu bảng định mức cho doanh nghiệp sản xuất, tùy ngành nghề mà có sự khác nhau.
STT | Tên nguyên liệu, vật tư (NL, VT) | Mã NL, VT | Đơn vị tính | Định mức | Tỷ lệ hao hụt (%) | Định mức kể cả hao hụt | Nguồn cung cấp |
1 | Vật liệu 1 | VL1 | gram | 300 | Công ty TNHH A | ||
2 | Vật liệu 2 | VL2 | gram | 400 | Công ty TNHH B |
Để có thể xây dựng nên một bảng định mức nguyên vật liệu chuẩn cho các sản phẩm. Ta cần phải hiểu rõ được sản phẩm đó. Dựa vào đặc điểm, kết cấu kỹ thuật sản phẩm mà ta sẽ biết được nó cần những nguyên liệu gì, số lượng bao nhiêu. Cùng với đó, ta cũng nên dự trừ những rủi ro có thể xảy ra.
Như vậy định mức nguyên vật liệu sẽ được tính như sau:
- Lượng nguyên vật liệu để sản xuất ra 1 thành phẩm
- Mức hao hụt định mức
- Lượng nguyên vật liệu dự trù cho sản phẩm hỏng
Phương pháp khấu hao TSCĐ
Lựa chọn phương pháp trích khấu hao TSCĐ cũng là điều mà doanh nghiệp mới thành lập cũng phải làm.
Tùy loại hình doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp: có thể là đường thẳng để đơn giản, nhanh; số dư giảm dần với sản phẩm có sự thay đổi liên tục về công nghệ hay khấu hao theo số lượng sản phẩm sản phẩm.
Những thủ tục khác cần chú ý:
Dưới đây là những chú ý khi doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì để đúng và không bị phạt bởi cơ quan nhà nước.
Đăng ký chế độ kế toán theo TT133 hay TT200
Nếu bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn dưới 10 tỷ, lao động không quá 300 người thì nên đăng ký theo TT133 để thuận tiện. Chế độ kế toán theo TT200 thì phù hợp với doanh nghiệp lớn hơn.
Lựa chọn hình thức kế toán
Tùy theo quy mô doanh nghiệp mà bạn có thể chọn hình thức kế toán phù hợp.
Với các doanh nghiệp nhỏ thì có thể chọn hình thức nhật ký – sổ cái.
Doanh nghiệp quy mô vừa, với nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều thì dùng hình thức nhật ký chung.
Các doanh nghiệp vừa và lớn hơn, có phát sinh nhiều nghiệp vụ kinh tế, số lượng lao động nhiều thì sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ.
Với những doanh nghiệp quy mô lớn, kế toán phải làm thủ công với chuyên môn cao thì thường áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ.
Đặt biển hiệu công ty
Khi thành lập doanh nghiệp bạn cần đặt biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh hay văn phòng đại diện nếu không sẽ bị phạt tiền hành chính từ 10 triệu đến 15 triệu đồng theo nghị định 155/2013/NĐ-CP.
Khi mới thành lập một doanh nghiệp, có rất nhiều thứ bạn phải làm, từ khâu chọn nguồn cung ứng, đến việc nghiên cứu sản phảm, lên quy trình sản xuất, thuê nhân viên… Các thủ tục này chỉ là những điều bắt buộc phải làm để doanh nghiệp của bạn phù hợp với quy định pháp luật. Tuy vậy những vấn đề trên cũng tốn thời gian và nguồn lực chuẩn bị. Hi vọng với bài viết này, sẽ giúp ích cho bạn biết rằng doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì.
Xem thêm: