Hãy cùng Kế toán Đông Nam Á tìm hiểu cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp theo thông tư 200. Đây là một trong những báo cáo quan trọng không thể thiếu trong bộ BCTC của doanh nghiệp. Vậy nguyên tắc, cách lập và thời gian lập BCLCTT được quy định như thế nào?
>>> Xem một bộ báo cáo tài chính gồm những báo cáo gì mới nhất 2021
>>> Hướng dẫn tra cứu thông tin người nộp thuế DN, TNCN
Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp theo thông tư 200
Để làm được cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp bạn lấy số liệu từ:
- BCĐKT, BCKQHĐKD, thuyết minh báo cáo tài chính, và BCLCTT kỳ trước.
- Các sổ chi tiết kế toán.
- Bảng tính và phân bổ TSCĐ.
Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
– Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hang năm phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán số 24 “ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.
-Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thời hạn lưu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lường tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó. Ví dụ kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu Kho bạc, chứng chỉ tiền gửi…. có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.
Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”:
+Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.
+ Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không được phân loại là các khoản tương đương tiền.
+Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
– Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:
+ Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản.
+ Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: Mua, bán ngoại tệ; Mua, bán các khoản đầu tư; Các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.
+ Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.
-Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Ví dụ:
+ Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính.
+ Việc mua một doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu.
+ Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu.
– Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện có cuối kỳ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiếu số liệu với các khoản mục tương ứng trên Bảng Cân đối kế toán.
– Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện.
-Trường hợp doanh nghiệp đi vay để thanh toán thẳng cho nhà thầu, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (tiền vay được chuyển thẳng từ bên cho vay sang nhà thầu, người cung cấp mà không chuyển qua tài khoản của doanh nghiệp) thì doanh nghiệp vẫn phải trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cụ thể:
+ Số tiền đi vay được trình bày là luồng tiền vào của hoạt động tài chính.
+ Số tiền trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc trả cho nhà thầu được trình bày là luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động đầu tư tùy thuộc vào từng giao dịch.
-Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản thanh toán bù trừ với cùng một đối tượng, việc trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thực hiện theo nguyên tắc:
+ Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong cùng một luồng tiền thì được trình bày trên cơ sở thuần (ví dụ trong giao dịch hàng đổi hàng không tương tự…).
+ Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong các luồng tiền khác nhau thì doanh nghiệp không được trình bày trên cơ sở thuần mà phải trình bày riêng rẽ giá trị của từng giao dịch (Ví dụ bù trừ tiền bán hàng phải thu với khoản đi vay…).
Đối với luồng tiền từ giao dịch mua, bán lại trái phiếu chính phủ và các giao dịch REPO chứng khoán: Bên bán trình bày là luồng tiền từ hoạt động tài chính; Bên mua trình bày là luồng tiền từ hoạt động đầu tư
Yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán phục vụ báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Sổ kế toán chi tiết các tài khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho phải được theo dõi chi tiết cho từng giao dịch để có thể trình bày luồng tiền thu hồi hoặc thanh toán theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Ví dụ: Khoản tiền trả nợ cho nhà thầu liên quan đến hoạt động XDCB được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, khoản trả tiền nợ người bán cung cấp hàng hóa dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.
– Đối với sổ kế toán chi tiết các tài khoản phản ánh tiền phải được chi tiết để theo dõi các luồng tiền thu và chi liên quan đến 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính làm căn cứ tổng hợp khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ví dụ, đối với khoản tiền trả ngân hàng về gốc và lãi vay, kế toán phải phản ánh riêng số tiền trả lãi vay là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư và số tiền trả gốc vay là luồng tiền từ hoạt động tài chính.
– Tại thời điểm cuối niên độ kế toán, khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp phải xác định các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua thoả mãn định nghĩa được coi là tương đương tiền phù hợp với quy định của Chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” để loại trừ ra khỏi luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Giá trị của các khoản tương đương tiền được cộng (+) vào chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ” trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp theo thông tư 200
Hiện có thể lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp và theo phương pháp gián tiếp. Dưới đây Kế toán Đông Nam Á sẽ trình bày cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp theo thông tư 200.
Chỉ tiêu | Mã số | Thuyết minh | Năm trước | Năm nay |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh | 01 | Lấy kết quả từ mã 50 (Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế) trong BCKQHĐKD. Trường hợp DN bị lỗ thì ghi nhận số âm. | ||
1. Lợi nhuận trước thuế | ||||
2. Điều chỉnh cho các khoản | ||||
– Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT | 02 | |||
– Các khoản dự phòng | 03 | Căn cứ chênh lệch SDĐK và SDCK của các khoản dự phòng tổn thất tài sản và dự phòng phải trả trong BCĐKT. Tùy vào trường hợp, chỉ tiêu này có thể là số âm hoặc số dương. | ||
– Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ | 04 | Kế toán tính toán chênh lệch SPS có và SPS nợ TK 4131 đối ứng với TK 515/TK635 và ghi nhận vào chỉ tiêu này. Như thế, kế toán sẽ ghi nhận số dương nếu chênh lệch ghi nhận vào TK 515. Và ghi nhận số âm nếu chênh lệch ghi nhận vào TK635. | ||
– Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư | 05 | Bạn dựa vào TK5117, 515, 711, 632, 635, 811 và các tài khoản liên quan trên sổ kế toán để ghi nhận. Chỉ tiêu này có thể được ghi số âm hoặc dương tùy theo hoạt động đầu tư TC của DN có lãi hay lỗ. | ||
– Chi phí lãi vay | 06 | Dựa vào “Chỉ tiêu lãi vay” trong BCHĐKD để ghi nhận. Bạn cũng cần kiểm tra đối chiếu với TK635 trong sổ kế toán. Vì TK635 đối ứng với “Chỉ tiêu lãi vay”. | ||
– Các khoản điều chỉnh khác | 07 | |||
3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động | 08 | Mã số 08 = Mã số 01 +02 + 03 + 04 + 05 + 06 + 07 | ||
– Tăng, giảm các khoản phải thu | 09 | Kế toán tiến hành tổng hợp TK131, 136, 138, 133, 141, 244 và 331 và tính toán chênh lệch giữa SDĐK với SDCK để ghi nhận vào chỉ tiêu này. Lưu ý: Các khoản đầu tư tài chính không được xét khi tính toán chỉ tiêu 09 này. | ||
– Tăng, giảm hàng tồn kho | 10 | |||
– Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp) | 11 | |||
– Tăng, giảm chi phí trả trước | 12 | Khi tính chỉ tiêu này kế toán tính chênh lệch giữa SDCK và SDĐK của TK242. Tuy nhiên lưu ý là phải loại các khoản CPTT từ hoạt động đầu tư của DN. | ||
– Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh | 13 | Căn cứ chênh lệch giữa SDCK và SDĐK của TK121 trong kỳ báo cáo. | ||
– Tiền lãi vay đã trả | 14 | |||
– Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp | 15 | Số liệu để ghi nhận vào chỉ tiêu này là từ đối ứng TK111, 112, 113, nợ TK334. | ||
– Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh | 16 | Cũng căn cứ vào TK111, 112, 113 đối ứng với sổ kế toán các tài khoản liên quan. | ||
– Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh | 17 | Sau khi đối chiếu sổ sách kế toán các tài khoản liên quan, căn cứ TK111, 112, 113 kế toán ghi nhận vào chỉ tiêu này. | ||
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh | 20 | Mã số 20 = Mã số 08 + 09 + 10 + 11 + 12 + 13 + 14 + 15 + 16 + 17 | ||
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư | 21 | Căn cứ vào số dư có TK111, 112, 113 và số dư nợ TK211, 213, 217, 241, 331 và TK3411 để tính toán số tiền chi cho TSCĐ/TS dài hạn khác. Chỉ tiêu này được ghi nhận là số âm. | ||
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác | ||||
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác | 22 | |||
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác | 23 | Chỉ tiêu được ghi nhận bằng số âm căn cứ số dư có TK111, 112, 113 và số dư nợ TK128, 171. | ||
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác | 24 | Căn cứ vào nợ TK111, 112, 113 và số dư có TK128, 171. | ||
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác | 25 | Có TK111, 112, 113 và Nợ TK221, 222, 2281, 331. Và là số âm. | ||
6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác | 26 | Nợ TK111, 112, 113 và Có TK221, 222, 2281 và TK131. | ||
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia | 27 | Dựa vào TK111, 112, 113 và có TK515. | ||
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư | 30 | Mã số 30 = Mã số 21 + 22 + 23 + 24 + 25 + 26 + 27 | ||
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính | ||||
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu | 31 | Chỉ tiêu này được ghi nhận dựa vào Nợ TK111, 112, 113 và có TK411. | ||
2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành | 32 | Tổng hợp từ Có TK111, 112, 113 và Nợ TK411, 419. Và chỉ tiêu này được ghi nhận là số âm. | ||
3. Tiền thu từ đi vay | 33 | Tiền thu từ đi vay căn cứ vào SD nợ TK111, 112, 113 và SD có TK171, 3411, 3431, 41112 và các tài khoản liên quan khác. | ||
4. Tiền trả nợ gốc vay | 34 | Chỉ tiêu này được thể hiện bằng số âm và căn cứ vào SD có TK111, 112, 113 và SD nợ TK171, 3411, 3431, 3432, 41112 và các TK liên quan. | ||
5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính | 35 | Số dư có TK111, 112, 113 và nợ TK3412. Chỉ tiêu này cũng được ghi nhận dưới dạng số âm. | ||
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu | 36 | Để ghi nhận vào chỉ tiêu này, kế toán căn cứ SD có TK111, 112, 113 và SD nợ TK421, 338. Cũng được ghi nhận bằng số âm. | ||
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính | 40 | Mã số 40 = Mã số 31 + 32 + 33 + 34 + 35 + 36. | ||
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) | 50 | |||
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ | 60 | Căn cứ Mã số 110 – “Tiền và tương đương tiền” trên BCĐKT. | ||
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ | 61 | Số liệu ở chỉ tiêu này có thể là số âm hoặc số dương và căn cứ vào TK111, 112, 113, 118 và các TK liên quan. | ||
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) | 70 | Kế toán kiểm tra chỉ tiêu này với Mã số 110 cuối kỳ trên BCĐKT xem có khớp nhau không. Nếu không khớp cần kiểm tra lại số liệu và điều chỉnh cho đúng. |
Ghi chú khi làm cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp:
Các chỉ tiêu không có số liệu thì DN không phải trình bày. Nhưng không được đánh lại “Mã số chỉ tiêu”.
Các số âm được thể hiện trong ngoặc đơn (…).
Tải mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp theo thông tư 200
Để tải mẫu cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp về sử dụng bạn hãy nhấn vào Download bạn nhé!
Trong bảng trên Kế toán Đông Nam Á đã hướng dẫn chi tiết từng chỉ tiêu về cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp. Nhưng có một số chỉ tiêu cách tính toán rắc rối hơn thì các bạn tham khảo thêm ở phần chú ý!
Các chỉ tiêu đặc biệt cần lưu ý khi thực hiện cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp
Dưới đây là những chỉ tiêu bạn cần lưu ý khi thực hiện cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp hay mắc phải. Hãy xem kỹ bạn nhé!
Mã số 02: Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT
Chỉ tiêu này thể hiện số khấu hao TSCĐ và BĐSĐT. Số liệu ghi nhận sẽ căn cứ vào 2 trường hợp dưới đây:
- Số khấu hao còn nằm trong hàng tồn kho và số đã được tính vào BCKQHĐKD không thể tách riêng. Thì số khấu hao TSCĐ là tổng số khấu hao của cả HTK và số đã được tính vào BCKQHĐKD.
- Trường hợp số khấu hao còn nằm trong hàng tồn kho và số đã được tính vào BCKQHĐKD được tách riêng. Thì số khấu hao TSCĐ là số liệu được tính vào BCKQHĐKD.
Mã số 07: Các khoản điều chỉnh khác
Các khoản này bao gồm số trích lập/hoàn nhập nhập Quỹ Bình ổn giá/Quỹ phát triển KH và CN trong kỳ. Để ghi nhận số liệu ta căn cứ vào TK356 và 357.
Mã số 10: Khoản tăng/giảm hàng tồn kho
Bạn tính toán chênh lệch giữa SDCK và SDĐK của các tài khoản hàng tồn kho. Tuy nhiên, không tính khoản “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.
Và trường hợp số khấu hao được tách giữa hàng tồn kho và khấu hao đã được tính trong BCHĐKD trong kỳ thì số khấu hao TSCĐ sẽ được tính trong chỉ tiêu này. Còn trường hợp ngược lại thì không được tính.
Mã số 11: Tăng, giảm các khoản phải trả
Chỉ tiêu này ghi nhận các khoản phải trả nên căn cứ vào TK331, 333, 334, 335, 336, 337, 338, 344, 131. Và không bao gồm:
- Thuế TNDN phải nộp và vay phải trả (có TK3334 và 335).
- Các khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Mã số 14: Tiền lãi vay đã trả
Chỉ tiêu này thể hiện tổng số tiền lãi vay gồm:
- Tiền phát sinh và trả trong kỳ.
- Tiền lãi đã phát sinh ở các kỳ trước nhưng đến kỳ này mới trả.
- Và cả tiền lãi trả trước trong kỳ này.
Tài khoản trong sổ kế toán để làm căn cứ ghi nhận là TK111, 112, 113, sổ kế toán đối ứng với TK335, 635, 242 và các tài khoản liên quan khác.
Mã số 22: Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác
Ở mã số 22, kế toán ghi nhận khoản chênh lệch giữa khoản thu được và khoản chi để thanh lý tài sản, BĐSĐT hoặc các tài sản dài hạn khác.
Và căn cứ vào số dư nợ TK111, 112, 113, số dư có TK711, 5117 và 131 (số tiền thu được). Còn số tiền chi thì căn cứ TK111, 112, 113, 632 và 811.
Hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp theo thông tư 200
Dưới đây là mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200 và hướng dẫn điền theo phương pháp trực tiếp. Bạn đọc theo dõi chi tiết nhé!
Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp trực tiếp)
Năm….
Đơn vị tính: ………..
Chỉ tiêu | Mã số | Thuyết minh | Năm nay | Năm trước |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh | ||||
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác | 01 | |||
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ | 02 | |||
3. Tiền chi trả cho người lao động | 03 | |||
4. Tiền lãi vay đã trả | 04 | |||
5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp | 05 | |||
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh | 06 | |||
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh | 07 | |||
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh | 20 | |||
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư | ||||
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác | 21 | |||
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác | 22 | |||
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác | 23 | |||
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác | 24 | |||
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác | 25 | |||
6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác | 26 | |||
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia | 27 | |||
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư | 30 | |||
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính | ||||
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu | 31
| |||
2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành | 32 | |||
3. Tiền thu từ đi vay | 33 | |||
4. Tiền trả nợ gốc vay | 34 | |||
5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính | 35 | |||
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
| 36 | |||
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
| 40 | |||
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40)
| 50 | |||
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
| 60 | |||
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ | 61 | |||
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) | 70 |
Ghi chú: Các chỉ tiêu không có số liệu thì doanh nghiệp không phải trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu
Lập, ngày … tháng … năm …
Người lập biểu | Kế toán trưởng | Giám đốc |
(Ký, họ tên) | (Ký, họ tên) | (Ký, họ tên, đóng dấu) |
– Số chứng chỉ hành nghề;
– Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán
* Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.
Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp theo thông tư 200
Để hoàn thành mẫu số B03-DNN, các bạn vui lòng hoàn thành các danh mục theo hướng dẫn sau đây nhé:
Mã số 01: Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu (tổng giá thanh toán) trong kỳ do bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ, tiền bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản doanh thu khác (như bán chứng khoán kinh doanh), kể cả các khoản tiền đã thu từ các khoản nợ phải thu liên quan đến các giao dịch bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền và số tiền ứng trước của người mua hàng hoá, dịch vụ.
- Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, tiền thu hồi các khoản cho vay, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, cổ tức và lợi nhuận được chia và các khoản tiền thu khác được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Các khoản tiền thu được do đi vay, nhận vốn góp của chủ sở hữu được phân loại là luồng tiền từ hoạt động tài chính.
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 (phần thu tiền), sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ chuyển trả ngay các khoản nợ phải trả), sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 511, 131 (chi tiết các khoản doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay, số tiền thu hồi các khoản phải thu hoặc thu tiền ứng trước trong kỳ) hoặc các TK 515, 121 (chi tiết số tiền thu từ bán chứng khoán kinh doanh).
Mã số 02: Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả trong kỳ do mua hàng hóa, dịch vụ, thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, kể cả số tiền chi mua chứng khoán kinh doanh và số tiền đã thanh toán các khoản nợ phải trả hoặc ứng trước cho người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT, XDCB (kể cả chi mua NVL để sử dụng cho XDCB), tiền chi cho vay, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, và các khoản tiền chi khác được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư; Các khoản tiền chi trả nợ gốc vay, trả lại vốn góp cho chủ sở hữu, cổ tức và lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu được phân loại là luồng tiền từ hoạt động tài chính.
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 (phần chi tiền), sổ kế toán các tài khoản phải thu và đi vay (chi tiết tiền đi vay nhận được hoặc thu nợ phải thu chuyển trả ngay các khoản nợ phải trả), sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 331, các TK phản ánh hàng tồn kho. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( …).
Mã số 03: Tiền chi trả cho người lao động
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho người lao động trong kỳ báo cáo về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng… do doanh nghiệp đã thanh toán hoặc tạm ứng.
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 (chi tiết tiền trả cho người lao động), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 334 (chi tiết số đã trả bằng tiền) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
Mã số 04: Tiền lãi vay đã trả (Mã số 04)
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả của các kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này.
- Chỉ tiêu này không bao gồm số tiền lãi vay đã trả trong kỳ được vốn hóa vào giá trị các tài sản dở dang được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Trường hợp số lãi vay đã trả trong kỳ vừa được vốn hóa, vừa được tính vào chi phí tài chính thì kế toán căn cứ tỷ lệ vốn hóa lãi vay áp dụng cho kỳ báo cáo theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay” để xác định số lãi vay đã trả của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh và luồng tiền hoạt động đầu tư.
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết tiền chi trả lãi tiền vay); sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền trả lãi vay từ tiền thu các khoản phải thu) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 335, 635, 242 và các Tài khoản liên quan khác. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
Mã số 05: Thuế TNDN đã nộp.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế TNDN cho Nhà nước trong kỳ báo cáo, bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này, số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN nộp trước (nếu có).
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết tiền nộp thuế TNDN), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 3334. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( …).
Mã số 06: Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ các khoản khác từ hoạt động kinh doanh, ngoài khoản tiền thu được phản ánh ở Mã số 01, như: Tiền thu từ khoản thu nhập khác (tiền thu về được bồi thường, được phạt, tiền thưởng và các khoản tiền thu khác…); Tiền đã thu do được hoàn thuế; Tiền thu được do nhận ký quỹ, ký cược; Tiền thu hồi các khoản đưa đi ký cược, ký quỹ; Tiền thu từ nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án (nếu có); Tiền được các tổ chức, cá nhân bên ngoài thưởng, hỗ trợ; Tiền nhận được ghi tăng các quỹ do cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp…
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 711, 133, 141, 244 và sổ kế toán các tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo.
Mã số 07: Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh .
– Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi cho các khoản khác, như:
- Tiền chi bồi thường, bị phạt và các khoản chi phí khác
- Tiền nộp các loại thuế (không bao gồm thuế TNDN)
- Tiền nộp các loại phí, lệ phí, tiền thuê đất
- Tiền nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
- Tiền chi đưa đi ký cược, ký quỹ
- Tiền trả lại các khoản nhận ký cược, ký quỹ, tiền chi trực tiếp bằng nguồn dự phòng phải trả
- Tiền chi trực tiếp từ quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
- Tiền chi trực tiếp từ các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
- Tiền chi trực tiếp từ nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án,…
– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 811, 161, 244, 333, 338, 344, 352, 353, 356 và các Tài khoản liên quan khác. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
Mã số 20: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
-Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ Mã số 01 đến Mã số 07. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).
-Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07
Hi vọng bài chia sẻ cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp theo thông tư 200 đã giúp bạn hoàn thành được bản BCTC của công ty. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc này hãy sử dụng dịch vụ kế toán của Đông Nam Á chúng tôi nhé!
Chúc bạn thành công!
>>> Các loại sổ sách và các hình thức ghi sổ kế toán theo TT 200 và TT 133
>>> Hướng dẫn cách xem báo cáo tài chính chuẩn xác nhất