Quy định về các loại hợp đồng lao động năm 2021

Khi lập một biểu mẫu hợp đồng lao động cần có yêu cầu quy định gì không? Pháp luật Việt Nam có ảnh hưởng gì đến việc lập biểu mẫu hợp đồng lao động hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết quy định về các loại hợp đồng lao động dưới đây.

các loại hợp đồng lao động
Các loại hợp đồng lao động mới nhất 2020

Khái niệm về hợp đồng lao động với nhân sự là gì? Tại sao phải lập hợp đồng lao động?

Trước khi tìm hiểu chi tiết quy định về các loại hợp đồng lao động, chúng ta cùng tìm hiểu trước về khái niệm của hợp đồng lao động.

Vậy hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận của các chủ thể trong hợp đồng (người lao động và người sử dụng lao động) về việc làm có trả lương, thời hạn làm việc, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ lao động trên cơ sở tự nguyện. Hợp đồng lao động còn là căn cứ pháp lý sử dụng trong việc giữa người lao động và người sử dụng lao động xảy ra tranh chấp.

Tại sao phải lập hợp đồng lao động?

Hợp đồng lao động là biểu mẫu thể hiện các thỏa thuận, cam kết của bên sử dụng lao động và người lao động có tính pháp lý mà các bên bắt buộc phải tuân thủ. Do đó, khi phát sinh mối quan hệ lao động việc lập hợp đồng lao động là cần thiết vì quyền lợi của hai bên như:

  • Đối với người lao động thì khi lập hợp đồng lao động không lo bị đuổi việc vô cớ, bị quỵt tiền, được mua bảo hiểm, được hưởng các trợ cấp từ bảo hiểm như thai sản, thất nghiệp, và bảo vệ được các quyền lợi khác.
  • Đối với người sử dụng lao động thì có cơ sở quản lý nhân viên, khai báo thuế với cơ quan nhà nước, cơ sở ràng buộc nhân viên phải thực hiện đúng công việc được phân công,….

Và khi xảy ra tranh chấp phát sinh thì sẽ có cơ sở pháp lý để làm việc tại các cơ quan có thẩm quyền.

Các quy định về các loại hợp đồng lao động khi lập cần chú ý

Bất cứ văn bản kí kết nào được lập đều dựa theo các quy chuẩn quy định chung của nhà nước ban hành. Do đó hợp đồng lao động cũng không ngoại lệ. Dưới dây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết quy định về các loại hợp đồng lao động khi lập cần chú ý để tránh vi phạm nhé.

các loại hợp đồng lao động
Những quy định về các loại hợp đồng lao động khi lập cần chú ý

Về hình thức của hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động có 2 hình thức bằng văn bản hoặc bằng lời nói theo điều 16 Bộ Luật Lao động

  • Hợp đồng lao động bằng văn bản đối với hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản có tránh nhiệm pháp lý như nhau.
  • Hợp đồng bằng lời nói có thể áp dụng đối với các trường hợp quan hệ lao động theo thỏa thuận dưới 3 tháng.

Về nguyên tắc giao kết giữa các chủ thể trong hợp đồng lao động

Việc kí kết hợp đồng lao động giữa các chủ thể phải đảm bảo tính tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực song vẫn phải đảm bảo các nội dung trong hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Về nghĩa vụ giao kết trong hợp đồng lao động

Theo điểu 18 Bộ Luật Lao động quy định:

  • Trường hợp người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên phải kí kết hợp đồng trực tiếp với người sử dụng lao động trước khi xác lập mối quan hệ lao động.
  • Trường hợp người lao động từ đủ 15 – dưới 18 tuổi thì phải có sự đồng ý của người đại diện pháp luật khi kí kết hợp đồng.
  • Trường hợp làm việc thời vụ dưới 12 tháng cho một nhóm người, thì có thể ủy quyền cho 1 người đại diện trong nhóm kí kết hợp đồng (hợp đồng phải đính kèm danh sách những người trong nhóm bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, chữ kí của từng người). Hợp đồng lao động này cũng có giá trị pháp lý như kí riêng với từng người lao động.

Về chủ thể giao kết trong hợp đồng lao động

Chủ thể kí kết trong hợp đồng lao động bao gồm người lao động và người sử dụng lao động.

Về người lao động

Theo quy định của pháp luật thì người lao động thuộc 1 trong các trường hợp sau:

  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên
  • Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện pháp luật của người này.
  • Người đại diện pháp luật của những người lao động dưới 15 tuối và phải có sự động ý của người dưới 15 tuổi
  • Người được ủy quyền hợp pháp bởi những người trong nhóm lao động.
  • Người được ủy quyền kí kết hợp đồng lao động tại ý 1 và 2 không được tiếp tục ủy quyền cho người khác kí kết hợp đồng lao động

Về người sử dụng lao động

Theo khoản 1 điều 1 nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi khoản 1 điều 3 nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định, người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã
  • Người có tư cách pháp nhân đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
  • Người được ủy quyền làm người đại diện của người đại diện hoặc có tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã
  • Người trực tiếp sử dụng người lao động
  • Người được ủy quyền làm người đại diện kí kết hợp đồng bởi các tổ chức, tổ hợp tác, hộ gia đình khác

Về việc ủy quyền giao kết trong hợp đồng lao động

Theo điều 3 thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, trường hợp ủy quyền kí kết hợp đồng cho 1 người đại diện trong nhóm người lao động thì hợp đồng lao động phải đính kèm văn bản ủy quyền có danh sách những người trong nhóm gồm bên nhận ủy quyền và bên ủy quyền bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, chữ kí của từng người, nội dung và thời hạn ủy quyền). Văn bản ủy quyền này được thực hiện theo mẫu số 01 tại phụ lục bàn hành kèm thông tư này.

Nghĩa vụ cung cấp thông tin cho hợp đồng lao động

Theo điều 19 Luật Lao động:

Người sử dụng lao động cần phải thông tin đến người lao động thông tin chi tiết và minh bach về công việc, địa điểm/ điều kiện/ thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngời, an toàn/ vệ sinh lao động, tiền lương, phụ cấp, hình thức/ ngày trả lương, bảo hiểm xã hội/y tế, một số quy định về bảo mật bí mật kinh doanh, công nghệ, và các vấn đề khác liên quan đến việc kí kết theo yêu cầu của người lao động.

Người lao cần phải cung cấp cho người sử dụng lao động những thông tin cá nhân như họ tên, tuổi tác, giới tính, nơi ở, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khỏe, các vấn đề khác liên quan đến việc kí kết theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

Các trường hợp người sử dụng lao động không được làm khi kí kết hợp đồng lao động

Theo điều 20 Luật Lao động quy định:

– Người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tời tùy thuân, bằng cấp, chứng chỉ của người lao động.

– Yêu cầu người lao động phải đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản cho việc kí kết hợp đồng.

Về việc kí kế hợp đồng lao động với nhiều chủ thể sử dụng lao động khác nhau

Theo điều 21 Luật Lao động quy định:

Người lao động được phép kí kết hợp đồng với nhiều chủ thể sử dụng lao động song vẫn phải đảm bảo công việc và nghĩa vụ trong hợp đồng đã giao kết và việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định của Chính Phủ ban hành.

Các loại hợp động lao động theo quy định hiện hành

3 loại hợp đồng lao động theo quy định:

  • Hợp động vô thời hạn (hay còn gọi là hợp đồng không xác định thời hạn kết thúc hiệu lực hợp đồng)
  • Hợp động lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng
  • Hợp đồng lao động dưới 12 tháng (hay còn gọi là hợp đồng thời vụ)

Lưu ý các loại hợp đồng

Trường hợp 2 và 3 nếu hết hạn hiệu lực hợp đồng mà 2 bên vẫn muốn kéo dài mối quan hệ lao động thì cần kí kết hợp đồng lao động mới trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng cũ, trường hợp nếu không kí kết hợp đồng mới thì hợp đồng sẽ được chuyển giao sang trường hợp 1 nếu hợp đồng cũ ở trường hợp 2 và chuyển giao sang hợp đồng tại trường hợp 2 nếu hợp đồng cũ ở trường hợp 3. Nếu 2 bên kí hợp đồng lao động mới có thời hạn thì chỉ được kí thêm 1 lần, lần sau nếu người lao động tiếp tục làm việc thì phải kí hợp động vô thời hạn.

Không kí kết hợp đồng thời vụ nếu công việc có tính chất thường xuyên trên 12 tháng, trừ trường hợp tạm thời thay thế người lao động nghỉ thai sản, ốm đau, nghĩa vụ quân sự hoặc nghỉ tạm thời khác.

Về nội dung của hợp đồng lao động

Theo khoản 1 điều 23 Luật Lao động quy định:

các loại hợp đồng lao động
Nội dung về các loại hợp đồng lao động

Tên và địa chỉ người sử dụng lao động

Tổ chức:

  • Tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, theo giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp/hợp tác xã hoặc giấy chức nhận đầu tư, giấy quyết định thành lập cơ quan, tổ chức;
  • Địa chỉ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động theo theo giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp/hợp tác xã hoặc giấy chức nhận đầu tư, giấy quyết định thành lập cơ quan, tổ chức;
  • Họ tên , tuổi tác, số hộ chiếu/ CMND, nơi ở, chức danh của người đại diện cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Cá nhân:

  • Họ tên, tuổi tác, số hộ chiếu/ CMND, nơi ở theo hộ chiếu/ CMND của cá nhân sử dụng lao động.

Tên và địa chỉ người lao động

  • Họ tên, tuổi tác, số hộ chiếu/ CMND, nơi ở theo hộ chiếu/ CMND hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp của người lao động.
  • Số giấy phép lao động, ngày tháng năm/nơi cấp giấy phép lao động hợp pháp tại Việt Nam của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  • Văn bản đồng ý việc kí kết hợp đồng của người đại diện pháp luật của người lao động từ đủ 15 – 18 tuổi.
  • Họ tên, tuổi tác, số hộ chiếu/ CMND, nơi ở theo hộ chiếu/ CMND hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp của người đại diện pháp luật của người dưới 15 tuổi
  • Văn bản đồng ý việc kí kết hợp đồng của người dưới 15 tuổi cho người đại diện pháp luật của mình kí kết hợp đồng lao động.

Nội dung công việc và địa điểm làm việc

Nội dung công việc nêu rõ các công việc mà người sử dụng lao động cần người lao động phải thực hiện.

Địa điểm làm việc phải ghi rõ phạm vi địa điểm làm việc đã thỏa thuận giữa 2 bên. Trường hợp có nhiều địa điểm làm việc thì ghi tại địa điểm chính.

Thời hạn của hợp đồng lao động

Đối với hợp động có thời hạn hoặc thời vụ, cân ghi rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc hợp đồng lao động

Đối với hợp đồng vô thời hạn thì chỉ cần ghi ngày bắt đầu hợp đồng lao động.

Lương, phụ cấp, khoản bổ sung khác

Mức lương, phụ cấp, khoản bổ sung khác

– Ghi mức lương tính theo thời gian/chức danh theo thỏa thuận của 2 bên. Đối với trường hợp hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để tính đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

– Phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố điều kiện lao động, sinh doạt, tính chất công việc mà lương thỏa thuận bên trên chưa đề cập đến gắn liền với quá trình làm việc và kết quả công việc của người lao động

Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận

Hình thức trả lương

– Tiền lương tháng trả cho một tháng làm việc theo hợp đồng

– Trả lương tuần cho một tuần làm việc tính trên tiền lương tháng theo hợp đồng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần

– Tiền lương ngày trả cho một ngày làm việc tính trên lương thánh chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (đảm bảo nghỉ 4 ngày/ tháng)

– Tiền lương giờ trả cho 1 giờ làm việc tính trên lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày

– Tiền lương theo sản phẩm trả theo mức độ số lượng, chất lượng sản phẩm so với định mức người sử dụng yêu cầu và đơn giá sản phẩm được giao

– Tiền lương khoán trả lương khoán thao khối lượng, thời gian, tính chất công việc cho người lao động.

 Kì hạn trả lương

Theo điều 95 Luật Lao động quy định:

– Người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việchoặc có thể trả gộp theo thỏa thuận ít nhất 15 ngày/ lần.

– Người sử dụng lao động phải trả lương tháng cho người lao động 1 tháng/ lần hoặc 0.5 tháng/ lần và được trả vào thời điểm trả lương

– Thời điểm trả lương do 2 bên thỏa thuận được ấn định cụ thể trong tháng

Theo điều 23 nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động phải trả lương theo sản phẩm hoặc khoán cho người lao động theo thỏa thuận của 2 bên; nếu công việc liên tục trong nhiều tháng có thể tạm ứng tiền hàng tháng theo khối lượng công việc đã hoàn thành.

Chế độ nâng lương và nâng cấp bậc

Theo thỏa thuận của 2 bên về điều kiện, thời gian, mức tiền lương sau khi nâng lương hoặc năng cấp bậc hoặc thực hiện theo quy chế của người sử dụng lao động và thỏa ước lao động tập thể.

Thời gian làm việc và thời gian nghỉ giải lao

Theo thỏa thuận của 2 bên hoặc thực hiện theo quy chế của người sử dụng lao động và thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trang bị bảo hộ cho người lao động

Theo nội quy công ty, quy chế của người sử dụng lao động và thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành về an toàn vệ sinh lao động.

Các loại bảo hiểm

Theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động

Chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề

Theo thỏa thuận của 2 bên hoặc chính sách của doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động

Về phụ lục đính kèm hợp đồng lao động

Theo điều 24 Luật Lao động quy định:

Phụ lục đính kèm hợp đồng lao động là 1 phần không thế tách rời của hợp đồng lao động có giá trị và hiệu lực như hợp đồng lao động

Phụ lục đính kèm hợp đồng lao động phải nêu chi tiết các điều khoản hoặc để bổ sung, sửa đổi hợp đồng lao động gốc.

Nếu điều khoản trong phụ lục và hợp đồng có mâu thuẫn với nhau về nội dung thì thực hiện theo hợp đồng lao động

Nếu phụ lục sửa đổi, bổ sung thì phải ghi rõ những điều khoản sửa đổi bổ sung và thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Về hiệu lực hợp đồng lao đông

Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày kí, trừ trường hợp 2 bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

Về việc người lao động không làm trọng thời gian

Theo điều 34 Luật Lao động quy định:

Người lao động không làm trọn thời gian quy định của người sử dụng lao động là thời gian làm việc ít hơn so với thời gian làm việc bình thường được pháp luật quy định theo thỏa ước lao động tập thể/ ngành hoặc theo quy chế của người sử dụng lao động

Người lao động được quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian làm việc không trọn thời gian khi kí kết hợp đồng giữa 2 bên.

Người lao động không làm trọn thời gian vẫn được hưởng lương, các chế độ, chính sách, phúc lợi như người lao động làm trọn thời gian.

Về vấn đề sửa đổi, bổ sung các loại hợp đồng lao động

Trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động, nếu có phát sinh các vấn đề cần sửa đổi bổ sung thì phải báo cho bên còn lại trước ít nhất 2 ngày những nội dung cần sửa đổi bổ sung

Nếu 2 bên thống nhất thỏa thuận sẽ làm phụ lục lao động đính kèm hợp đồng lao động cũ hoặc kí hợp đồng lao động mới

Nếu 2 bên không thống nhất được thỏa thuận sửa đổi bổ sung thì làm theo hợp đồng cũ đã kí.

Kết luận

Để HĐLD trở nên đơn giản cũng như giải quyết các vấn đề về thuế TNCN của công ty, bạn có thể tham khảo dịch vụ kế toán của Kế toán Đông Nam Á.

Qua bài viết trên chúng ta đã tìm hiểu được chi tiết quy định về các loại hợp đồng lao động khi lập cần chú ý rồi. Chúc các bạn sẽ lập được những mẫu hợp đồng lao động đúng chuẩn và đảm bảo đầy đủ nội dung theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.