Hiện nay các doanh nghiệp và cụ thể là những người làm công việc kế toán cũng đang rất mơ hồ về cách xác định cá nhân cư trú với cá nhân không cư trú để tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Vậy để xác định cá nhân lưu trú và không lưu trú theo quy định mới nhất năm 2021 công ty dịch vụ kế toán Đông Nam Á xin chia sẻ cụ thể quy định này dựa trên các văn bản pháp luật điều chỉnh quy định về cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú
- Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
- Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
- Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
- Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Theo đó:
- Cá nhân lưu trú là người đáp ứng những điều kiện sau:
a. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày.Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú. Cá nhân có mặt tại Việt Nam tức là có sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
– Có nơi ở thường xuyên:
Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
– Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Nếu cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng trên thực tế chỉ có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó cũng được coi là cá nhân cư trú tại Việt Nam. Căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú để chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác. Cá nhân sẽ cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú nếu cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú.
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng một trong các điều kiện để xác định là cá nhân lưu trú đã nêu ở mục 1.
Theo Luật Thuế thì thu nhập chịu thuế đối với cá nhân cư trú là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không cư trú là:
– Thời điểm cá nhân, tổ chức ở Việt Nam trả thu nhập cho cá nhân không cư trú hoặc thời điểm mà cá nhân không cư trú nhận được thu nhập từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đối với thu nhập từ các loại tiền công, tiền lương; thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng.
– Thời điểm mà hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn hoặc thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
– Thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập từ hoạt động kinh doanh hoặc thời điểm xuất hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ đối với thu nhập từ các hoạt động kinh doanh.
Những thông tin của bài viết này của Kế Toán Đông Nam Á hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu chính xác về xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú . Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm: cách tính thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân không cư trú
Chúc các bạn thành công!