Quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2021

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua việc tăng mức lương tối thiểu vùng 2021 lên trung bình khoản 7% so với năm 2019. Điều này sẽ làm ảnh hưởng gì tới việc hoạt động của doanh nghiệp? Cùng điểm qua sự thay đổi mức lương tối thiểu vùng cũng như những ảnh hưởng trực tiếp của nó tới doanh nghiệp vào năm 2021 nhé!

mức lương tối thiểu vùng năm 2021 - muc luong toi thieu vung nam 2020
Cập nhật mức lương tối thiểu vùng năm 2021 mới nhất

>>> Hướng dẫn điền và tải mẫu TK1-TS mới nhất 08/01/2021

>>> Tải và hướng dẫn cách điền mẫu 01B-HSB về BHXH mới nhất

1/ Sự thay đổi mức lương tối thiểu vùng 2021

Sau khi 100% ý kiến tán thành việc tăng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2021 thì mức lương này có sự thay đổi cơ bản như sau:

Vùng

Lương tối thiểu vùng 2019Lương tối thiểu vùng 2021Lương trần BHTN 2019
Lao động chưa qua đào tạoLao động đã qua đào tạo (+7%)Lao động chưa qua đào tạo

Lao động đã qua đào tạo (+7%)

I

4.180.0004.472.6004.420.0004.729.40088.400.000

II

3.710.0003.969.7003.920.0004.194.40078.400.000
III3.250.0003.477.5003.430.0003.670.100

68.600.000

IV2.920.0003.124.4003.070.0003.284.900

61.400.000

Việc thay đổi mức lương tối thiểu vùng sẽ ảnh hướng ít nhiều vào những vấn đề về lương hay các khoản bảo hiểm xã hội. Và nếu bạn là doanh nghiệp thì bạn hãy chuẩn bị tăng lương cho nhân viên cũng như điều chỉnh lại mức đóng BHXH sao cho hợp lí. Để cập nhật các thông tin này cũng như được thực hiện mọi thứ, các bạn có thể tham khảo dịch vụ báo cáo thuế và BHXH của Kế toán Đông Nam Á nhé!

Để nằm rõ hơn về những quy định mức lương tối thiểu vùng, bạn có thể tham khảo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 01/01/2021 nhé! Trong này ghi lại rõ mức tăng cũng như các khu vực tỉnh nào thuộc vùng nào. Đã có sự thay đổi từ một số tỉnh thành rồi nên bạn hãy xem qua tỉnh mình ở vùng mấy nhé!

2/ Những ảnh hưởng từ việc thay đổi mức lương tối thiểu vùng

Như đã nói ở trên, việc thay đổi mức lương tối thiểu vùng sẽ kéo theo sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp. Cùng điểm qua những vấn đề phát sinh mà doanh nghiệp sẽ phải xử lí nhé!

Tăng lương cho ngang bằng mức lương tối thiểu vùng

Theo quy định của pháp luật thì một doanh nghiệp không được trả lương cho nhân viên thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định. Vì vậy, từ ngày 01/01/2020 trở đi, doanh nghiệp cần phải trà soát lại bảng lương cũng như kiểm tra và tăng lương ít nhất ngang bằng mức tối thiểu vùng quy định. Trong trường hợp không thực hiện tăng lương thì doanh nghiệp cần thực hiện một phụ lục đính kèm trong hợp đồng để mức lương phù hợp với quy định của pháp luật hơn.

Điều chỉnh lại tiền đóng BHXH

BHXH cũng vậy. Đầu năm 2021, các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh lại mức đóng BHXH cho phù hợp với hiện tại và đúng quy định pháp luật.

Những ảnh hưởng trên là những ảnh hướng trực tiếp khi có sự thay đổi lương. Nếu bạn là doanh nghiệp thì hãy chú ý để thực hiện cho đúng nhé!

3/ Các thông tin về Mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Theo nghị định 90/2019/NĐ-CP có những thông tin đổi mới về mức lương tối thiểu sau đây:

Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu

–           Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

–           Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

–           Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

–           Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

–           Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp

Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn

–           Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

–           Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

–           Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

–           Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là Thành phố trực thuộc Tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn Thành phố trực thuộc Tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

–           Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

+          Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

+          Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.

–           Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

+          Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.

+          Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên.

+          Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

+          Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

+          Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

+          Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

+          Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

+          Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

Lưu ý: Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Mức phạt khi trả thấp hơn mức lương tối thiểu quy định

Đây là mục người lao động cần lưu ý kỹ vì nếu doanh nghiệp trả thấp hơn mức lương tối thiểu thì ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích chính của người lao động.

Theo khoản 4 điều 13  của nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

–           Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

–           Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

–           Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

–           Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định.

4/ Những việc doanh nghiệp cần làm khi mức lương tối thiểu vùng tăng

Thứ nhất: Xây dựng lại thang lương, bảng lương

Khi doanh nghiệp thực hiện công việc trên cần tuân thủ những nguyên tắc được nêu rõ tại điều 7 của nghị định 49/2013/NĐ-CP:

–           Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

–           Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

–           Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Thứ 2: Tăng mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại điểm 2.6, khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH  năm 2017, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam yêu cầu:

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường”.

Thứ ba: Tăng tiền nộp kinh phí công đoàn

Theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP:

Mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

 Như vậy, khi lương tối thiểu tăng thì doanh nghiệp cần thực hiện những việc trên để đảm bảo lợi ích của người lao động.

Tuy nhiên, khi mức lương tối thiểu vùng tăng từ ngày 01/01/2021, không phải mọi doanh nghiệp đều cần phải thực hiện những điều trên. Chỉ những doanh nghiệp đang trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định thì mới cần phải điều chỉnh

 Thời hạn điều chỉnh

Theo công văn 2781/BHXH-QLT về việc Hướng dẫn thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 01/01/2021, nêu rõ thời hạn điều chỉnh như sau:

Chậm nhất đến ngày 28/02/2020, các đơn vị sử dụng lao động phải nộp hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho người lao động theo lương tối thiểu vùng mới.

Quá thời hạn trên mà đơn vị chưa điều chỉnh, cơ quan BHXH sẽ tạm thời điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho bằng mức lương tối thiểu vùng mới đối với người lao động làm công việc giản đơn và thêm 7% đối với người lao động làm công việc đã qua học nghề đào tạo cho đến khi đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh theo quy định.

5/ Quy định về:  mức lương cơ bản, xây dựng thang bảng lương, kỳ hạn trả lương và phương thức trả lương.

Quy định về mức lương cơ bản

Khái niệm

Lương cơ bản là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và nguời lao động, tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu cụ thể của từng công việc.

Lương cơ bản được sử dụng để tính toán: Mức lương trong bảng lương, mức phụ cấp, mức hoạt động phí, khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này.

Bản chất của lương cơ bản là căn cứ để thực hiện đóng các khoản bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHYT cho người lao động.

Hệ số lương là con số thể hiện sự chênh lệch tiền lương theo ngạch, bậc lương, lương tối thiểu. Hệ số lương được dùng làm cơ sở để tính lương cơ bản của từng người theo đúng năng lực lao động.

Căn cứ theo nghị quyết số Nghị quyết số: 70/2018/QH14

Điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.39 triệu đồng/ tháng lên 1,49 triệu đồng/ tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01/07/2019.

Thêm vào đó, ngày 12/11/2019, Quốc hội chính thức tăng lương cơ bản lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 01/7/2020.

Hệ số lương

Hệ số lương ở các cấp bậc bằng cấp khác nhau sẽ có sự chênh lệch khác nhau (hệ số lương khởi điểm cho người vừa mới tốt nghiệp):

  • Hệ số lương ở trình độ Đại học: 2.34
  • Hệ số lương ở trình độ Cao đẳng: 2.10
  • Hệ số lương ở trình độ Trung cấp: 1.86

Đó là hệ số lương dành cho những người lao động mới ra trường và hệ số này có thể tăng lên theo từng cấp bậc công việc và tối thiểu các bậc sẽ chênh lệch nhau 5%.

Cách tính lương cơ bản năm 2021

Do đó, để xác định chính xác mức lương cơ bản của từng đối tượng, có thể chia người lao động thành 02 nhóm đối tượng:

Nhóm 1: Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước

Lương cơ bản năm 2021 của nhóm đối tượng này được tính dựa trên mức lương cơ sở. Cụ thể:

Lương cơ bản = Mức lương cơ bản x Hệ số lương

Trong đó:

– Mức lương cơ bản năm 2021:

+ Từ 01/01/2020 – 30/6/2020: Mức 1.490.000 đồng/tháng .

+ Từ 01/7/2020 – 31/12/2021: Mức 1.600.000 đồng/tháng.

– Hệ số lương: Phụ thuộc vào từng chức vụ, ngành nghề, lĩnh vực.

Nhóm 2: Người lao động trong doanh nghiệp

Khác với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, lương cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp được tính dựa trên mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hàng năm.

Quy định kỳ hạn trả lương và phương thức trả lương

Theo điều 96 và 97 của Bộ luật lao động, quy định rõ về kỳ hạn trả lương và phương thức trả lương như sau:

Hình thức trả lương

–           Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

–           Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Kỳ hạn trả lương

–           Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

–           Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

–           Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

–           Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Quy định về xây dựng thang lương, bảng lương

Theo điều 7 của nghị định 49/2013/NĐ-CP:

  1. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
  2. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

+    Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

+    Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

+    Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

3.  Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.

4. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

5. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ – Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.

6/ Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu

Dưới đây là bảng danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu kèm theo bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, các bạn tham khảo nhé:

Khu vựcTỉnh/ Thành phốHuyện/ quận/ Thành phốMức lương tối thiểu tương ứng

(VNĐ)

Khu vực IThành phố Hà NộiCác quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây4.420.000
Thành phố Hải PhòngCác quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy
Thành phố Hồ Chí Minh;Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè
Tỉnh Đồng NaiThành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom
Tỉnh Bình DươngThành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo
Tỉnh Bà Rịa – Vũng TàuThành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ
Khu vực IIThành phố Hà NộiCác huyện còn lại3.920.000
Thành phố Hải PhòngCác huyện còn lại
Tỉnh Hải DươngThành phố Hải Dương
Tỉnh Hưng Yên;Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ
Tỉnh Vĩnh PhúcThành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc
Tỉnh Bắc NinhThành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài
Tỉnh Quảng NinhThành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái
Tỉnh Thái NguyênThành phố Thái Nguyên, Sông Công và thị xã Phổ Yên
Tỉnh Phú ThọThành phố Việt Trì
Tỉnh Lào CaiThành phố Lào Cai
Tỉnh Nam ĐịnhThành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc
Tỉnh Ninh BìnhThành phố Ninh Bình
Tỉnh Thừa Thiên HuếThành phố Huế
Tỉnh Quảng NamThành phố Hội An, Tam kỳ
quận, huyệnThành phố Đà Nẵng
Tỉnh Khánh HòaThành phố Nha Trang, Cam Ranh
Tỉnh Lâm ĐồngThành phố Đà Lạt, Bảo Lộc
Tỉnh Bình ThuậnThành phố Phan Thiết
Thành phố Hồ Chí MinhHuyện Cần Giờ
Tỉnh Tây NinhThành phố Tây Ninh và các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu
Tỉnh Đồng Naihuyện Định Quản, Xuân Lộc, Thống Nhất
Tỉnh Bình PhướcThị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành
Tỉnh Bà Rịa – Vũng TàuThành phố Bà Rịa
Tỉnh Long AnThành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc
Tỉnh Tiền Giang;Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành
Thành phố Cần ThơCác quận
Tỉnh Kiên GiangThành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và huyện Phú Quốc
Tỉnh An Giang;Thành phố Long Xuyên, Châu Đốc
Tỉnh Trà VinhThành phố Trà Vinh
Tỉnh Cà MauThành phố Cà Mau
Tỉnh Quảng BìnhThành phố Đồng Hới
Khu vực IIICác Thành phố trực thuộc Tỉnh còn lại (trừ các Thành phố trực thuộc Tỉnh nêu tại vùng I, vùng II).3.430.000
 Tỉnh Hải DươngThị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ
 Tỉnh Vĩnh PhúcHuyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô
Tỉnh Phú ThọThị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông
 Tỉnh Bắc GiangCác huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang
 Tỉnh Quảng NinhCác thị xã Quảng Yên, Đông Triều và huyện Hoành Bồ
 Tỉnh Lào Caihuyện Bảo Thắng, Sa Pa
Tỉnh Hưng YênCác huyện còn lại
 Tỉnh Thái NguyênCác huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ
 Tỉnh Hòa BìnhHuyện Lương Sơn
 Tỉnh Nam ĐịnhCác huyện còn lại
 Tỉnh Hà NamCác huyện Duy Tiên, Kim Bảng
 Tỉnh Ninh BìnhCác huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư
 Tỉnh Thanh HóaThị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia
 Tỉnh Hà TĩnhThị xã Kỳ Anh
 Tỉnh Thừa Thiên HuếCác thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang
 Tỉnh Quảng NamThị xã Điện Bàn và các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh
 Tỉnh Quảng NgãiCác huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh
 Tỉnh Phú YênThị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa
 Tỉnh Ninh ThuậnCác huyện Ninh Hải, Thuận Bắc
 Tỉnh Khánh HòaThị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh
 Tỉnh Kon TumHuyện Đăk Hà
 Tỉnh Lâm Đồnghuyện Đức Trọng, Di Linh
Tỉnh Bình ThuậnThị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc
 Tỉnh Bình PhướcCác thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh, Thú Riềng
 Tỉnh Tây NinhCác huyện còn lại
 Tỉnh Đồng NaiCác huyện còn lại
 Tỉnh Bà Rịa – Vũng TàuCác huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo
 Tỉnh Long AnThị xã Kiến Tường và các huyện Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa
 Tỉnh Tiền GiangCác thị xã Gò Công, Cai Lậy và các huyện Chợ Gạo, Tân Phước
Tỉnh Bến TreHuyện Châu Thành
 Tỉnh Vĩnh LongThị xã Bình Minh và huyện Long Hồ
 Thành phố Cần ThơCác huyện
 Tỉnh Kiên GiangCác huyện Kiên Lương, Kiện Hải, Châu Thành
 Tỉnh An GiangThị xã Tân Châu và các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn
 Tỉnh Hậu GiangThị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A
 Tỉnh Trà VinhThị xã Duyên Hải
 Tỉnh Bạc LiêuThị xã Giá Rai
 Tỉnh Sóc TrăngThị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm
 Tỉnh Cà MauCác huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời
 Tỉnh Quảng BìnhCác huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn
Khu vực IVGồm các địa bàn còn lại.3.070.000

 

Trên đây là cập nhật nhanh nhất về mức lương tối thiểu vùng 2021 mới nhất cũng như ảnh hưởng của nó từ việc thay đổi này. Doanh nghiệp tham khảo và thực hiện đóng BHXH cho đúng nhé!

 

Chúc các bạn thành công!

>>> Hướng dẫn điền và tải mẫu D01-TS cập nhật mới nhất cho doanh nghiệp

>>> Cập nhật địa chỉ cơ quan bảo hiểm xã hội tại TPHCM chi tiết nhất