Các khoản giảm trừ doanh thu và hạch toán theo TT 133 và 200

Khi doanh nghiệp bán hàng hóa dịch vụ, có thường kèm theo một sự ưu đãi cho các khách hàng mua số lượng nhiều. Lúc này phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu. Là người làm kế toán, bạn nên hiểu rõ nghiệp vụ hạch toán này để xử lý chính xác. Vì hiện nay có 2 chế độ kế toán là theo TT 133/2016 và TT 200/2014 nên chúng tôi sẽ trình bày cả 2 cho các bạn.

>>> Tham khảo mẫu số 02/QTT-TNCN mẫu quyết toán thuế

>>> Tham khảo mẫu 01/TNDN về bảng kê mua hàng không hóa đơn

1. Các khoản giảm trừ doanh thu là gì?

cac-khoan-giam-tru-doanh-thu-la-gi
Các khoản giảm trừ doanh thu là gì và cách hạch toán mới nhất
  • Chiết khấu thương mại: là một khoản giảm giá mà người mua được hưởng khi mua với số lượng lớn, hoặc đạt một doanh số mà người bán định ra. Đây cũng có thể coi là một chính sách kích cầu của người bán. Khoản chiết khấu cho người mua sẽ làm giảm trừ doanh thu.
  • Hàng bán bị trả lại: là hàng hóa mà người mua trả lại khi không đúng quy chuẩn, phẩm cấp, kích cỡ, dư thừa số lượng … so với thỏa thuận trong hợp đồng với người bán.
  • Giảm giá hàng bán: khi hàng hóa sắp hết hạn, hàng tồn kho còn quá nhiều và doanh nghiệp muốn giảm lượng hàng trong kho thì họ sẽ tung ra các chương khuyến mãi, giảm giá, để giúp kích cầu, bán hàng hóa nhanh hơn. Vì thế mà doanh nghiệp sẽ bị giảm doanh thu bán hàng.

Vậy là ta đã tìm hiểu xong các khái niệm về các khoản giảm trừ doanh thu. Bây giờ ta sẽ đi tìm hiểu cách hạch toán chiết khấu thương mại theo thông tư 133/2016 trước.

Điều kiện ghi nhận vào các tài khoản giảm giá hàng bán

  • Các khoản chiếc khấu: Khi KH mua hàng nhiều lần, số tiền chiếc khấu lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối. Chiếc khấu cho đại lý, siêu thị: cuối kỳ thì doanh nghiệp mới xác định được số hàng bán, cũng như số chiếc khấu cho KH.
  • Các khoản giảm trừ: giảm trừ sau khi đã bán hàng (doanh nghiệp đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hóa đơn.
  • Ghi nhận hàng bán trả lại trong trường hợp sản phẩm/hàng hóa vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.

Trường hợp không hạch toán vào tài khoản 521

  • Chiếc khấu thương mại: khi doanh nghiệp xác định được phần chiếc khấu. Giá bán thể hiện trên hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng là giá đã trừ đi CKTM.
  • Giảm giá hàng bán: nếu doanh nghiệp giảm giá trực tiếp, giá bán trên hóa đơn là giá đã giảm.

Vậy khi có chiếc khấu, giảm giá và hàng bán bị trả lại thì kế toán hạch toán như thế nào?

2. Hạch toán khoản giảm trừ doanh thu theo TT 133/2016

Tuy rằng thông tư 133/2016 mới hơn. Nhưng không có nghĩa là thông tư 200/2014 đã lỗi thời. Nó vẫn được sử dụng rộng rãi, vì phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Việc hạch toán theo thông tư 200/2014 ta sẽ đề cập sau.

Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu

Còn bây giờ nếu doanh nghiệp của bạn thuộc loại vừa và nhỏ, thì thông tư 133/2016 là dành cho bạn.

a. Hạch toán chiết khấu thương mại

Trước mắt thì chúng ta sẽ tìm hiểu trước các trường hợp trong chiết khấu thương mại. Có 3 trường hợp chính mà người mua được chiết khấu thương mại:

– Mua số lượng nhiều, giá được trừ thẳng ngay trên hóa đơn

– Mua hàng tích đủ số lượng, thì được chiết khấu thương mại

– Kết thúc chương trình khuyến mãi mới được hưởng chiết khấu.

Tuy nhiên vì cách tính thuế GTGT của các doanh nghiệp là khác nhau nên ta sẽ đi theo 2 trường hợp là hạch toán theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn thì có thể tham khảo bài viết hạch toán chiết khấu thanh toán của chúng tôi!

Định khoản chiết khấu thương mại theo phương pháp khấu trừ

Ta tiến hành định khoản như sau:

– Ghi nhận đối với doanh thu

Nợ 111, 112, 131

Có TK 511

Có TK 3331

– Định khoản với nghiệp vụ chiết khấu thương mại

Nợ TK 511: Phần chiết khấu cho khách hàng chưa thuế GTGT

Nợ TK 333: Phần thuế GTGT trên giá trị hàng chiết khấu cho khách hàng.

Có TK 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng.

Định khoản khấu thương mại theo phương pháp trực tiếp

Ta tiến hành định khoản như sau

Nợ TK 511: Phần chiết khấu cho khách hàng chưa thuế GTGT

Có TK 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng.

hach-toan-chiet-khau-thuong-mai
Các khoản giảm trừ doanh thu theo thông TT133 và TT200

b. Hạch toán giảm giá hàng bán

– Định khoản giảm giá hàng bán theo phương pháp khấu trừ

Nợ TK 511: Giá trị giảm giá hàng bán cho khách hàng chưa có thuế GTGT

Nợ TK 333: Phần thuế GTGT trên giá trị giảm giá hàng bán

Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị giảm giá hàng bán.

! Chú ý: Nhớ kèm theo biên bản giảm giá hàng hóa.

– Định khoản giảm giá hàng bán theo phương pháp trực tiếp

Nợ TK 511: Giá trị giảm giá hàng bán cho khách hàng chưa có thuế GTGT

Có TK 131: Tổng giá trị giảm giá hàng bán.

c. Hạch toán hàng bị trả lại

Trong trường hợp này, ta cần định khoản sự thay đổi của giá vốn hàng bán. Tuy nhiên sẽ có 2 trường hợp phát sinh do sự khác nhau của kế toán hàng tồn kho trong mỗi doanh nghiệp.

– Trường hợp doanh nghiệp bạn dùng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì:

Nợ TK 154, 155, 156 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang; thành phẩm; hàng hóa

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

– Trường hợp doanh nghiệp bạn sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ

Nợ TK 611 – Mua hàng (đối với hàng hóa)

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (đối với sản phẩm)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Sau đó ta tiếp tục định khoản cho TK 511, giống các trường hợp trên ta vẫn sẽ chia 2 trường hợp khác nhau về cách tính thuế GTGT để phân biệt.

Định khoản hàng bán bị trả lại theo phương pháp khấu trừ

Nợ Tk 511: Giá trị hàng đã bán bị trả lại chưa có thuế GTGT

Nợ TK 333: Phần thuế GTGT của số hàng đã bán bị trả lại

Có TK 131: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại.

Định khoản hàng bán bị trả lại theo phương pháp trực tiếp

Nợ TK 511: Giá trị hàng đã bán bị trả lại chưa có thuế GTGT

Có TK 131: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại.

>>> Tham khảo phương pháp kê khai thường xuyên cho kế toán tồn kho

>>> Tham khảo hạch toán hàng biếu tặng không thu tiền

3. Hạch toán khoản giảm trừ doanh thu theo TT 200/2014

Cũng như cách hạch toán theo TT 133/2016 thì ta cũng đi theo hướng chia ra thành 2 trường hợp là tính thuế theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

a. Hạch toán chiết khấu và giảm giá hàng bán thương mại theo thông tư 200

– Định khoản chiết khấu thương mại theo phương pháp khấu trừ

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra được giảm)

Có các TK 111,112,131,…

– Định khoản chiết khấu thương mại theo phương pháp trực tiếp

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

Có các TK 111, 112, 131,…

b. Hạch toán giảm giá hàng bán theo thông tư 200

hach-toan-giam-gia-hang-ban
Các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 133/2016 và thông tư 200

– Định khoản theo phương pháp khấu trừ

Nợ TK 5213: giá trị hàng giảm cho khách hàng

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm

Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị hàng giảm cho khách hàng

– Định khoản theo phương pháp trực tiếp

Nợ TK 5213: giá trị hàng giảm cho khách hàng

Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị giảm cho khách hàng

c. Hạch toán hàng bị trả lại theo thông tư 200

– Định khoản theo phương pháp khấu trừ

Nợ TK 5212: doanh thu của số hàng bị trả lại ghi nhận giảm

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm

Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế ghi nhận giảm

– Định khoản theo phương pháp trực tiếp

Nợ TK 5212: doanh thu của số hàng bị trả lại ghi nhận giảm

Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế ghi nhận giảm

– Đồng thời ta cũng thực hiện nghiệp vụ cho hàng tồn kho

Nợ TK 156: giá trị hàng bị trả lại nhập kho

Có TK 632: giá vốn hàng bị trả lại ghi nhận giảm

d. Kết chuyển tổng giảm trừ doanh thu trong kỳ sang TK 511

Ta cần thực hiện kết chuyển các khoản giảm trừ phát sinh trong kỳ như sau:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp có tổ chức chương trình giảm giá, khuyến mãi có điều kiện (như mua hai sản phẩm tặng một sản phẩm) thì bản chất là chính là giảm giá hàng bán. Khi đó kế toán cần xem xét, phân bổ số tiền thu được vào giá vốn hàng bán cho hàng khuyến mãi.

Thời điểm điều chỉnh giảm doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu có thể phát sinh cùng kỳ với kỳ bán hàng, cũng có thể phát sinh ở kỳ sau kỳ bán hàng. Vậy trong các trường hợp đó kế toán ghi nhận giảm doanh thu ở kỳ nào?

  • Nếu các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm/hàng hóa thì kế toán điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ đó.
  • Khi các khoản giảm trừ phát sinh ở kỳ sau của kỳ bán hàng nhưng trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì kế toán điều chỉnh giảm doanh thu trên BCTC của kỳ trước.
  • Còn nếu các khoản giảm trừ phát sinh ở kỳ sau của kỳ bán nhưng sau thời điểm phát hành BCTC thì điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ sau.

Các khoản giảm giá hàng bán rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế doanh nghiệp cần có quy chế quản lý và công bố công khai các quy định liên quan đến các khoản này. Kế toán cần theo dõi chi tiết, chặc chẽ. Nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ bạn có thể tham khảo dịch vụ kế toán trọn gói của Đông Nam Á chúng tôi. Chúng tôi sẽ thay bạn xem xét chặc chẻ các vấn đề này!

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về các khoản giảm trừ doanh thu và cách hạch toán theo TT 133 và TT 200. Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn có cái nhìn rõ hơn từ đó giúp ích cho công việc mình.

Chúc bạn thành công!

>>> Tham khảo lịch nộp báo cáo thuế 2021 chính xác nhất

>>> Tải mẫu biên bản thu hồi hóa đơn theo thông tư 39